Bé sơ sinh bị uốn ván, co cứng toàn thân sau sinh tại nhà

14-06-2022 20:15 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Ngày 14/6, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết vừa tiếp nhận ca bệnh sơ sinh bị uốn ván, nhập viện trong tình trạng li bì, sốt cao 40 độ C, co cứng toàn thân từng cơn, thở nhanh, rốn ướt, hôi.

Gia đình bệnh nhi cho biết, trẻ được sinh thường tại nhà, sau 10 ngày xuất hiện các triệu chứng như trên được đưa vào y tế cơ sở nhưng không đỡ và chuyển Bệnh viện tỉnh điều trị. 

Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị uốn ván rốn, tiên lượng nặng. Hiện nay bệnh nhi đã dần ổn định, tiếp tục được điều trị tại Khoa Nhi.

Ảnh chụp Màn hình 2022-06-14 lúc 15.25.04.png

Bệnh nhi mắc uốn ván rốn đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.

Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium tetani, Gram dương còn gọi là trực khuẩn Nicolaire gây ra. 

Theo các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện 108, nha bào uốn ván vào cơ thể qua vết xây xước, vết thương (ở trẻ sơ sinh là rốn). Trong điều kiện thuận lợi nha bào trở thành trực khuẩn và tiết ra độc tố. Độc tố từ vết thương vào máu theo trục tế bào thần kinh vận động và đường bạch huyết tới tổ chức thần kinh trung ương gây co cứng và co giật.

Yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động là vết thương có nhiều tạp khuẩn gây mủ, nhiều ngóc ngách.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm: cắt rốn, băng rốn không sạch; thường là các trường hợp đẻ tại nhà, do người không có chuyên môn đỡ, cắt rốn bằng dao, kéo trần qua nước sôi. 

Triệu chứng đầu tiên của uốn ván ở trẻ sơ sinh là bỏ bú hoặc bú rất khó khăn, bé không há miệng được. 

Sau 24 giờ triệu chứng ngày càng nặng như cứng hàm liên tục, co cứng toàn thân. Mặt, cổ, lưng, bụng, chân tay đều co cứng, hai tay nắm chặt. Mỗi tiếng động hoặc mỗi lần chạm vào trẻ đều gây  toàn thân bé co cứng. 

Trường hợp nặng sẽ xảy ra những cơ co giật liên tục, có khi ngưng thở, gây tử vong. Quan sát rốn thấy biểu hiện nhiễm trùng rốn: rốn ướt, rịn nước vàng, có mủ, có mùi hôi, viêm đỏ. 

Các bà mẹ cần quan sát, phát hiện sớm khi trẻ mới bắt đầu bỏ bú hoặc rốn rịn nước để đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị kịp thời. 

Bệnh nhi có thể bị tử vong trong những ngày đầu ở thể tối cấp, hoặc những tuần sau do các bệnh lý phối hợp như nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử. Di chứng hay gặp về thần kinh, tâm thần hoặc di chứng về thị giác với trẻ thở máy lâu ngày. Với trẻ bị bệnh ở thể nhẹ và không có bệnh lý phối hợp, có thể khỏi.

Để phòng bệnh, phụ nữ mang thai cần tiêm đi tiêm chủng vaccine. Theo đó, với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào, tiêm mũi đầu khi phát hiện thai nghén; mũi tiêm thứ hai cách mũi tiêm thứ nhất ít nhất một tháng và phải cách thời gian dự kiến sinh ít nhất 1 tháng. 

Với thai phụ đã tiêm đủ 2 mũi, nếu lần tiêm trước dưới 5 năm thì tiêm 1 mũi; nếu lần tiêm trước trên 5 năm thì tiêm 2 mũi. 

Thai phụ cũng cần nghỉ ngơi trước đẻ, khám thai định kỳ để tránh đẻ rơi, đẻ tại nhà. 

Uốn ván nguy kịch vì giẫm phải đinh mà không chịu đi khámUốn ván nguy kịch vì giẫm phải đinh mà không chịu đi khám

SKĐS - Bệnh nhân L. cho biết, hơn 10 ngày trước khi vào viện có giẫm phải một chiếc đinh cũ. Do chủ quan thấy vết thương nhỏ lành miệng sớm nên không để ý, đến khi cứng hàm, khó nuốt mới đi khám.


T.Nguyên
Ý kiến của bạn