Hà Nội

Bé ho nhiều về đêm hoặc sáng sớm - đâu là giải pháp?

23-03-2018 09:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Nhiều bé không ho hoặc ít ho vào ban ngày vì lúc này bé đang ở tư thế vận động, các chất nhầy tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng ban đêm hoặc sáng sớm nhiệt độ hạ thấp, bé ngủ, các chất nhày ứ đọng trong cổ gây kích thích ho, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Vậy giải pháp hiệu quả nào để chăm sóc cho trẻ ho nhiều về đêm và sáng sớm?

Chị B (Hà Đông HN) tâm sự: “bé Bông nhà chị 18 tháng tuổi, 1 tháng nay trở lạnh, đêm nào bé cũng ho. Ban ngày bé chơi, nô đùa bình thường, có chảy chút ít nước mũi nhưng không thấy ho hắng, nhưng về đêm thì bé ho nhiều thành cơn sặc sụa, khò khè khó thở và mất ngủ. Đêm ngủ thì mặc ấm quá cũng sợ con ra mồ nhiều mồ hôi, thoáng quá thì dễ bị lạnh lại càng làm con ho nhiều hơn. Lo lắng vì có đêm cháu ho 2–3 lần, lần ho nào cũng nôn ra giường và quần áo nên chị mua đủ các loại thuốc cho con uống. Chị còn mua tinh dầu tràm về dùng nhưng con cũng không có dấu hiệu nào giảm ho đáng kể”.

ảnh minh họa

Cùng chung tình trạng, chị N (Cầu Giấy, HN) từng phàn nàn: “Thời tiết mấy hôm chuyển lạnh và hanh, bé 2 tuổi nhà chị lại thấy bị ho, chảy nước mũi rồi khò khè suốt đêm. Càng ngày càng thấy ho nhiều, ban đêm ngủ ho nhiều hơn ban ngày, ho thành cơn dài và hơi sốt, mà cứ ho cái là nôn sạch ra, bẩn hết cả quần áo. Đêm ngủ bị ho và nôn chắc mệt và đau họng nên thấy con lười ăn hẳn. Uống thuốc kê đơn mà chứng ho cũng không đỡ. Khổ nhất là ban đêm, con ho là cả con cả mẹ mất ngủ, phải đóng kín cửa để tránh mất ngủ cả nhà. Có hôm con nôn hết ra chăn ga giường, con mệt, sút cân nhanh mà mẹ stress nặng nên đâm ra cáu gắt với cả con và chồng”.

Làm thế nào để chăm sóc bé và trị ho về đêm / sáng sớm đúng cách?

Vào khoảng thời gian trong ngày là thời điểm bé ở tư thế vận động nên các chất nhầy tiết thoát ra dễ dàng hơn, nhưng ban đêm khi ngủ hoặc ban sáng khi mới thức dậy các chất nhày ứ đọng trong cổ gây kích thích ho. Đờm nhớt cũng sẽ làm bé nghẹt thở, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Nếu đột ngột thấy trẻ ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã bị một dị vật vào đường hô hấp.

Trẻ ho về đêm hoặc sáng sớm phần đa do bị nhiễm lạnh, bị viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ và về sáng sớm. Bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ.

Trẻ bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Ở những trẻ hen, cơn ho dài và dày khiến trẻ mệt mỏi. Khi trẻ ho nhiều sẽ kích thích phản xạ hầu họng gây nôn trớ.

1. Trị ho đúng cách

– Cho bé dùng các loại siro trị ho, viêm họng có nguồn gốc thảo dược như mật ong hấp với lá húng chanh, lá hẹ, siro ho từ các tinh dầu thiên, cao lá thường xuân, quất tắc đường phèn.. . Các thảo dược này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, làm ấm họng an toàn với trẻ nhỏ. Ngoài ra với tình trạng bé bị nôn trớ khi ho, nên chọn những sản phẩm có tinh dầu gừng sẽ giúp làm ấm họng, giảm nôn trớ hiệu quả.

– Trẻ cần được nhỏ 5-10 giọt dung dịch nước muối sinh lý 0,9% làm thông và sạch đường mũi, góp phần giúp bé giảm ho và ngủ yên.

2. Không nên cho con ăn sát giờ ngủ

Ho thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dày. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo điều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản gây ho sặc từng cơn dẫn đến nôn trớ.

Thời điểm ăn nên cách lúc đi ngủ ít nhất một giờ, vì thức ăn không kịp tiêu hóa và lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ có thể gây ứ chất dịch trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, ra họng và tràn vào thanh quản gây ho.

Khi trẻ ho nhiều sẽ kích thích phản xạ hầu họng gây nôn trớ (ảnh minh họa)

3. Chế độ chăm sóc

– Nếu con bị ho nhiều, mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạn chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ… Tránh cho con xa các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường, lông thú vật, phấn hoa… Điều này cũng khiến bé bị ho nhiều hơn.

– Khi ngủ, hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Mẹ lưu ý giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở cổ, gan bàn chân dễ khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn

– Dấu hiệu ho về đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn hay dấu hiệu của nhiều bệnh khác, tùy theo tần suất, thời gian kéo dài và đặc điểm cơn ho. Vì vậy, với các bé bị ho đêm kéo dài hơn 7 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm>> Siro ho Bezut - Hết lo bé ho, không cần kháng sinh

Siro ho BEZUT

Giảm ho, giảm nôn trớ khi ho hiệu quả cho trẻ nhỏ

Siro Ho Bezut hiệp đồng tác dụng các thành phần thảo dược an toàn và hiệu quả hàng đầu như Cao lá thường xuân, Tinh dầu tràm, Tinh dầu gừng, Tinh dầu húng chanh, Dịch ép quất (tắc) đường phèn… được chứng minh đặc biệt hỗ trợ giúp:

- Làm ấm đường hô hấp, Bổ phế, giảm ho, long đờm.

- Giảm các triệu chứng ho do viêm phế quản, ho dị ứng, ho khan, ho có đờm.

- Giảm nôn, trớ khi ho ở trẻ em.

Ngoài dạng chai Si rô quen thuộc, hiện Bezut đã có siro ho Bezut dạng gói chia liều sẵn, tiện dụng mang theo khi đi học, du lịch, dã ngoại....

Hotline tư vấn miễn cước: 1800 6533.

Truy cập www.Bezut.vn / https://www.facebook.com/BacsiBezut để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.

GPQC:02030/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh



Ý kiến của bạn