Bé gái có 24 ngón tay chân, dính ngón, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

17-08-2023 14:13 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Bé gái 7 tháng tuổi ở Long An được mẹ đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng bàn tay và bàn chân bị thừa ngón, dính ngón phức tạp. Tổng cộng hai bàn tay và chân của bé có 24 ngón, thay vì 20 ngón như người bình thường. Vậy, thừa ngón, dính ngón ở trẻ do nguyên nhân nào, có dự phòng được không?

Dị tật thừa ngón đứng trên góc độ y họcDị tật thừa ngón đứng trên góc độ y học

SKĐS - Dị tật thừa ngón (polydactyly hay polydactylism) là dị tật bẩm sinh gây thừa ngón chân hay ngón tay...

Dị tật thừa ngón bàn tay, bàn chân

Dị tật thừa ngón còn được biết đến là dị tật bẩm sinh thừa ngón chân hay ngón tay do di truyền, phổ biến đặc trưng bởi việc có các ngón tay hoặc ngón chân phụ, với nhiều kiểu hình dáng bất thường khác nhau.

Dị tật này có thể là một phần của hội chứng dị tật bẩm sinh kèm theo các dị tật khác hoặc là một dị tật xuất hiện đơn độc. Mặc dù dị tật không đe dọa đến tính mạng, nhưng lại là dấu hiệu chỉ điểm của một số dị tật nghiêm trọng khác, gây giảm chất lượng cuộc sống. Các ngón thừa thường là một mô nhỏ, có xương mà không có khớp, rất hiếm khi có đủ các chức năng của một ngón tay bình thường.

Hầu hết dị tật ngón được gây ra bởi sự khiếm khuyết di truyền trong gene, dẫn đến sự khiếm khuyết xảy ra trong sự phát triển chi trước - sau. Tuy nhiên, hiện nay các tác giả trên thế giới cho rằng, nguyên nhân của các dị tật này có thể là do yếu tố về gen di truyền, do ốm đau trong thời kỳ thai nghén, do dùng thuốc, do nhiễm độc (dioxin…), nhưng đa số các trường hợp thì nguyên nhân đều không rõ ràng. Dị tật thừa ngón có thể gặp ở mọi người, mọi vùng địa lý khác nhau. Mặc dù rất phổ biến nhưng chưa có thống kê chung trong một cộng động rộng rãi. Cộng đồng người da trắng 1/3000 trẻ, cộng đồng Nam Phi 10/1000 trẻ, tỷ lệ chung cho cả hai cộng đồng da đen và da trắng là 1,24/1000 trẻ.

Dị tật thừa ngón, dính ngón chữa thế nào?

Dị tật ở chi ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của cha mẹ, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến chức năng của chi và sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ. Vì vậy, câu hỏi đặt ra của nhiều cha mẹ là nếu trẻ mắc phải dị tật này thì khi nào cần phẫu thuật?

Việc điều trị các dị tật bẩm sinh cơ quan vận động càng sớm thì tỉ lệ thành công càng cao, cụ thể các trường hợp có thể được chỉ định chẩn đoán và điều trị như sau:

Đối với dị tật thừa ngón

Là tình trạng thừa ngón tại một vị trí nào đó của bàn tay, bàn chân; có thể tại ngón cái, ngón út và hiếm gặp hơn là thừa các ngón giữa.

Đặc điểm của ngón thừa là thường nhỏ hơn, phát triển cũng kém hơn. Cấu trúc của ngón có thể chỉ là tổ chức có da bao phủ đơn thuần, có hoặc không có móng. Cũng có thể có chứa xương như những ngón bình thường khác.

Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào lâm sàng và X quang để xác định sự có mặt hay không của xương và để phục vụ công tác điều trị.

Điều trị: Do các thầy thuốc chuyên khoa khám và điều trị, có thể điều trị cụ thể như:

- Điều trị bảo tồn khi ngón thừa nhỏ (độ 1), không ảnh hưởng đến chức năng cũng như thẩm mỹ (ngón 5 bàn chân).

- Có trường hợp chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ đơn thuần: Ngón thừa không làm biến dạng xương - khớp.

‎- Có trường hợp cần phải phẫu thuật tạo hình, nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ của bàn tay - bàn chân (nhất là độ 3 - 6).

Bé gái có 24 ngón tay chân, bị thừa ngón, dính ngón do nguyên nhân nào? - Ảnh 3.

Dị tật thừa ngón còn được biết đến là dị tật bẩm sinh thừa ngón chân hay ngón tay.

Đối với dị tật dính ngón

Thường dính các ngón 2,3,4,5 với nhau, dính toàn bộ hay từng đoạn.

Chẩn đoán: Khám lâm sàng để xác định loại dính ngón đơn giản (loại dính có màng da rõ) và loại dính phức tạp (dính toàn bộ ngón, dính cả xương). Chụp X quang để kiểm tra xương có dính nhau hay không.

Điều trị: Chủ yếu là phẫu thuật tạo hình, cần mổ sớm trước khi trẻ đến tuổi đi học.

Tóm lại: Tùy trường hợp cụ thể, kết hợp sự đồng ý của gia đình có thể mổ sớm sau sinh kết hợp vi phẫu, nếu nhận thấy chi có thể bị hoại tử.

Có thể mổ trước 12 tháng tuổi nếu biến dạng xương tăng nhanh như chân khoèo, trật khớp háng… Có thể mổ sau 12 tháng tuổi và trẻ lớn trong trường hợp vật lý trị liệu thành công trong giai đoạn đầu, sau đó không còn thích hợp, do sự phát triển của bộ xương nhanh so với phần mềm.

Để phòng ngừa dị tật thừa ngón, dính ngón, khi mang thai cần khám thai định kỳ. Siêu âm tìm các dị tật; chọc ối phát hiện các khuyết tật ống thần kinh bất thường nhiễm sắc thể.

- Cần cải thiện chế độ ăn uống trong thời gian mang thai, để tránh bị thiếu hụt khoáng chất, axit folic, vitamin, i-ốt…

- Cần tránh tiếp xúc chất phóng xạ, ma túy.

- Cần tránh các chất độc hại: Rượu, thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc điều trị.

- Nếu có bệnh lý kèm theo như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu… thì cần phải kiểm soát

- Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu dị tật bẩm sinh cơ quan vận động, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa chỉnh hình nhi càng sớm càng tốt, để được tư vấn cụ thể.

Dựa trên vị trí của ngón thừa trên bàn tay, bàn chân, y khoa chia dị tật thừa ngón thành 3 loại: Thừa ngón về phía trong, thừa ngón về phía ngoài và thừa ngón trung tâm.

Mời độc giả xem thêm video:

Dị tật bẩm sinh ở trẻ.


BS Trần Anh Tuấn
Ý kiến của bạn