Bé bị sưng nướu, viêm lợi – Nguyên nhân và cách xử lý an toàn tại nhà

26-07-2025 08:52 | Y học 360
google news

Sưng nướu (lợi) là hiện tượng thường gặp ở trẻ đặc biệt trong giai đoạn răng sữa. Nếu bố mẹ chủ quan không xử lý kịp thời, viêm nướu có thể trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

Nguyên nhân gây sưng nướu, viêm lợi ở trẻ

1, Viêm nướu (lợi) do mảng bám không được vệ sinh sạch

Phần lớn các trường hợp viêm nướu bắt nguồn từ mảng bám – lớp màng vi khuẩn hình thành trên răng do vệ sinh răng miệng kém. Theo Mayo Clinic, nếu không được làm sạch, mảng bám sẽ khoáng hóa thành cao răng – một khối cứng chứa đầy vi khuẩn và cặn thức ăn. Cao răng bám chặt vào chân răng, chỉ có thể được loại bỏ bằng dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa.

Khi mảng bám và cao răng tích tụ ở rìa nướu, chúng gây kích ứng mô mềm, làm rãnh nướu (kẽ giữa răng và nướu) sâu dần và hình thành các túi nướu – nơi vi khuẩn tiếp tục phát triển. Theo CDC, quá trình này có thể dẫn đến tổn thương chân răng, tiêu xương quanh răng và cuối cùng là mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

2, Mọc răng

Mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nướu (lợi) trẻ bị viêm. Khi răng bắt đầu nhú lên, mô lợi phía trên bị nứt ra để răng trồi lên, gây hiện tượng sưng đỏ, đau nhức, đôi khi đi kèm sốt nhẹ, bỏ bú hoặc quấy khóc.

Đây là phản ứng sinh lý bình thường trong quá trình phát triển, nhưng nếu khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ, vùng lợi đang nhạy cảm dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm kéo dài hoặc nhiễm trùng.

3, Nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus)

Một số trường hợp sưng nướu, viêm lợi ở trẻ có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trong đó, viêm nướu miệng do virus herpes (HSV-1) thường lây qua nước bọt hoặc tiếp xúc với vết loét, gây sốt nhẹ, đau miệng, mụn nước trắng hoặc vàng. Ngoài ra, trẻ có thể gặp tình trạng viêm lợi loét hoại tử cấp (ANUG) nếu sức đề kháng yếu hoặc dinh dưỡng kém, với biểu hiện như loét nướu, chảy máu nhiều, hơi thở hôi và đau dữ dội. Dù không phổ biến, những nguyên nhân này vẫn cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

4, Thiếu vi chất dinh dưỡng – Nguyên nhân âm thầm dễ bỏ qua

Trẻ thiếu các vi chất như vitamin C, canxi có thể gặp tình trạng nướu yếu, dễ tổn thương và viêm nhiễm. Trong đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen – thành phần cấu trúc chính của mô lợi. Nếu thiếu, nướu dễ bị sưng, chảy máu, lâu dài có thể dẫn đến hoại tử mô lợi (bệnh scorbut). Tuy scorbut rất hiếm, nhưng vẫn cần lưu ý ở những trẻ ăn uống kém rau củ, trái cây tươi.

5, Tác nhân khác:

Tổn thương do bàn chải quá cứng, dị ứng thức ăn, chấn thương trong khi nhai vật cứng, hoặc các bệnh toàn thân (bạch cầu, tiểu đường type 1…) cũng có thể làm gia tăng viêm nướu (lợi).

Bé bị sưng nướu, viêm lợi – Nguyên nhân và cách xử lý an toàn tại nhà- Ảnh 1.

Cách xử lý sưng nướu, viêm lợi an toàn tại nhà

Với trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp bé giảm khó chịu:

Uống thuốc hạ sốt, giảm đau nếu cần: Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen liều thấp theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ khi bé sốt, đau, quấy nhiều.

Massage nướu bằng gạc thảo dược: Sử dụng gạc mềm chứa keo ong, trà xanh để lau nhẹ vùng lợi, giúp làm sạch khoang miệng, giảm sưng đỏ và hỗ trợ làm dịu nướu.

Gợi ý: Gạc răng miệng thảo dược Ích Nhi với thiết kế xỏ ngón tiện lợi, chất liệu êm dịu phù hợp cho nướu nhạy cảm của trẻ.

Đưa trẻ đi khám nha khoa nếu có biểu hiện sốt cao, lở loét, chảy máu nhiều hoặc viêm kéo dài không cải thiện sau vài ngày chăm sóc.

Phòng ngừa viêm lợi cho trẻ ngay từ sớm

Để giảm nguy cơ sưng nướu, viêm lợi tái phát, cha mẹ nên duy trì những thói quen sau:

Vệ sinh khoang miệng hằng ngày bằng gạc hoặc bàn chải mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ.

Kem đánh răng thảo dược Ích Nhi chứa keo ong, cúc la mã giúp làm sạch, bảo vệ nướu (lợi) dịu nhẹ.

Hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ người lớn (không hôn miệng bé, dùng chung muỗng, thử đồ ăn cho trẻ…).

Tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất như vitamin C, D, canxi từ rau củ, trái cây, sữa để củng cố sức đề kháng và hỗ trợ nướu khỏe mạnh. Hạn chế thực phẩm ngọt, dính, nhiều đường.

Đưa bé khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm các bất thường và hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách từ nhỏ.

Bé bị sưng nướu, viêm lợi – Nguyên nhân và cách xử lý an toàn tại nhà- Ảnh 2.

Viêm lợi ở trẻ là tình trạng hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa nếu cha mẹ phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Những thói quen nhỏ hôm nay chính là nền tảng cho nụ cười khỏe mạnh của trẻ trong tương lai.

*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Nam Dược


Ý kiến của bạn