Bé bị rôm sảy - Khi nào cần gặp bác sĩ?

19-06-2015 07:21 | Đời sống
google news

SKĐS - Sau khi áp dụng các biện pháp trên không đỡ, rôm sảy kéo dài hoặc khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to … cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên không đỡ, rôm sảy kéo dài hoặc khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to … cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn. Không tư ý bôi thuốc hoặc áp dụng bài thuốc theo lời mách bảo tránh các biến chứng xảy ra. Nếu rôm sâu có nguy cơ gây hủy hoại tuyến mồ hôi làm mất khả năng tiết mồ hôi, có thể dùng thuốc trị đặc hiệu dưới sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ hạn chế rôm sảy.

Phòng tránh rôm sảy

Để phòng tránh rôm sảy cho trẻ mùa hè thì việc đầu tiên là luôn để cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt từ 10h đến 15h, nếu cần ra ngoài vào lúc đó thì phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da của trẻ. Tắm rửa hàng ngày bằng nước mát cho da dẻ luôn sạch sẽ, các lỗ tuyến được thông thoáng. Quần áo, tã lót mặc rộng thoáng, chất liệu cotton và thay thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ không nên mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho trẻ, do vậy trẻ bị ra mồ hôi nhiều và bị rôm sảy. Đối với trẻ lớn cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ lượng nước, có nhiều vitamin, hạn chế các đồ ăn có nhiều đường.

Bác sĩ Nguyễn Hưng

 

 


Ý kiến của bạn