Hà Nội

“Bầu Kiên” trước ngày ra trước vành móng ngựa

11-02-2014 15:25 | Thời sự
google news

Năm mới nhận cáo trạng, đấy tất không phải “điều lành”, nhất lại với người quyền lực, danh vọng một thời như Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên)...

Năm mới nhận cáo trạng, đấy tất không phải “điều lành”, nhất lại với người quyền lực, danh vọng một thời như Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên)...

....nhưng tiến trình tố tụng không cứ năm mới, năm cũ, xuân hay hạ vẫn vậy, đến hạn thì phải hoàn tất văn bản, cáo trạng để tòa làm cái phần luận tội, xét xử...

Sau Tết trong trại tạm giam, ông bầu tóc bạc Nguyễn Đức Kiên nổi tiếng một thời đón nhận văn bản mới, đó là cáo trạng (lần hai) của VKSND tối cao. Nói là cáo trạng mới nhưng thực chất chỉ bổ sung thêm một số nội dung theo yêu cầu của tòa hồi trước Tết chứ bản chất vẫn xoay quanh 4 tội danh mà VKS đã truy tố trước đó.

Năm mới nhận cáo trạng, đấy tất không phải “điều lành”, nhất lại với người quyền lực, danh vọng một thời như ông Kiên, nhưng tiến trình tố tụng không cứ năm mới, năm cũ, xuân hay hạ vẫn vậy, đến hạn thì phải hoàn tất văn bản, cáo trạng để tòa làm cái phần luận tội, xét xử...

Từ cái ngày ông Kiên vào trại tạm giam, giờ đã là hai Tết. Mà cái Tết năm nay cũng có chữ đầu là “Giáp” như năm khai sinh của ông, khác ở chỗ nay là Giáp Ngọ, còn ông thì tuổi Giáp Thìn (1964). Nhóm tội của ông và đồng phạm về kinh tế, tham nhũng với tài liệu, hồ sơ chất chồng, chân rết mớ ba mớ bảy, lại dích dắc có tên trong cả vụ án của “người em” Huỳnh Thị Huyền Như... nên VKS phải nhiều lần gia hạn tạm giam, CQĐT mới có đủ thời gian để hoàn tất hồ sơ, ra kết luận. Thế nên chỉ thời hạn điều tra đã hai Tết ở trại rồi, chưa biết sau cái Xuân Giáp Ngọ này, tòa sẽ tuyên ông mức án ra sao để nhẩm đếm nốt những cái Tết ngồi ăn bánh chưng trong trại nữa, mà xem thể còn dài, dài lắm.

Bức ảnh bầu Kiên trong trại tạm giam gây chú ý dư luận.

Các bị can Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Huỳnh Quang Tuấn, nguyên thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là 1.695,6 tỷ đồng.

<span style="; ; Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố về tội " lừa="" đảo="" chiếm="" đoạt="" tài="" sản".

Cáo trạng xác định, Nguyễn Đức Kiên với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ đã có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành Ngân hàng ACB. Từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, "bầu Kiên" đã thông qua 6 công ty gia đình để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Trong 4 tội danh, "bầu Kiên" bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" cùng các bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn. Các bị can biết rõ quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn đồng ý cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền 718,9 tỷ đồng. Đối với hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB đã cùng với lãnh đạo Công ty ACBS để triển khai thực hiện việc đầu tư mua cổ phiếu ACB không đúng với chủ trương ngày 2/11/2009 của thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, trái với quy định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 687,7 tỷ đồng.

Trong vụ án này, ban đầu cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang nhưng qua xem xét các cơ quan tố tụng đình chỉ bị can. Đến ngày 3/1/2014, TAND Hà Nội qua xem xét đã trả hồ sơ và đề nghị điều tra bổ sung hành vi của bị can Cang và Tuấn. Cáo trạng của Viện KSND Tối cao xác định, 2 bị can này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về việc ký và thực hiện các chủ trương ủy thác trái quy định gây thất thoát cho Ngân hàng ACB. Như vậy, ông Cang không còn lý do để đứng ngoài cuộc khi trách nhiệm pháp lý của ông trong vụ án đã được xác định.

Giáp Ngọ, năm mươi tuổi, Nguyễn Đức Kiên sắp bước ra vành móng ngựa để tòa luận tội. Bản án của luật pháp rồi sẽ được tuyên, nhưng cái đáng đúc kết sau đó không phải ông Kiên sẽ lĩnh bao nhiêu năm tù mà là bài học trong chấp hành luật pháp về quản lý kinh tế lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Người bước ra vành móng ngựa nhận án thì người đang đứng ngoài vành móng ngựa hãy coi đó là bài học thiết thân cho chính mình bởi tội phạm kinh tế có tỷ lệ ẩn khá lớn, không ít hành vi phạm pháp chưa khui lộ vì nhiều lý do.

Chức tước nhiều khi làm người ta ngợp sáng mà không nhìn thấy bóng tối - hành vi phạm pháp dưới chân mình, để lắp đậy bằng thủ đoạn. Mấy năm trước, nếu ai đó nói “bầu Kiên bị bắt”, chắc người ta chậc lưỡi “thằng hâm”, giáp sắt đâm sao thủng?! Nhưng hiện thực đã chứng minh tất cả, giáp sắt cũng chỉ che đậy phần nào, rồi đến lúc nó lộ diện thì không có gì ngăn cản được. Ngẫm thế lại thấy cuộc chiến bóc gỡ tham nhũng của cơ quan Công an thật gian ải và phải có tầm thế nào mới khui lộ đến vậy...

Mấy năm trước, nếu ai đó nói “bầu Kiên bị bắt”, chắc người ta chậc lưỡi “thằng hâm”, giáp sắt đâm sao thủng?! Nhưng hiện thực đã chứng minh tất cả, giáp sắt cũng chỉ che đậy phần nào, rồi đến lúc nó lộ diện thì không có gì ngăn cản được. Ngẫm thế lại thấy cuộc chiến bóc gỡ tham nhũng của cơ quan Công an thật gian ải và phải có tầm thế nào mới khui lộ đến vậy...

 

 

 


Ý kiến của bạn