Lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử Tổng thống Pháp, 2 đảng chính ở Pháp bị loại. Điều này cho thấy, niềm tin của cử tri Pháp ở thời điểm hiện tại xuống rất thấp, nhất là thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ khủng bố, nền kinh tế trì trệ, số người thất nghiệp tăng cao.
Mặc dù không giành được số phiếu cao nhưng cũng đủ đưa 2 ứng viên là ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen chiến thắng trong vòng 1 của bầu cử Tổng thống Pháp, tiến vào vòng 2 trong cuộc đối đầu cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 7/5. Họ được nhiều tờ báo gọi là 2 người đại diện cho 2 phiên bản hoàn toàn khác nhau đối với tương lai của nước Pháp. Điểm đặc biệt là lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp hiện đại, cả 2 đảng lớn là Cộng hòa và Xã hội đều bị loại khỏi vòng 1.
Bà Le Pen, được miêu tả là một nhà xã hội học, muốn đưa Pháp ra khỏi các tổ chức quốc tế, bao gồm cả Liên minh Châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); Chặn đứng dòng người nhập cư ngay tại đường biên giới; Hạn chế thương mại… . Các cử tri của bà bi quan về hiện tại và mong ước đối với một nước Pháp trong quá khứ. Người đồng minh quan trọng nhất đối với ứng viên Le Pen là nước Nga với Tổng thống Vladimir Putin. Trước ngày bầu cử bà Le Pen còn nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Trump. Đảng Mặt trận Quốc gia của bà là một phần của nền chính trị Pháp trong nhiều thập kỷ, và trong lịch sử đảng này luôn phản đối với nhập cư.
Trong khi đó, ông Macron, tiên phong trong các phong trào mới, có thể nói ông đại diện cho các phong trào cấp tiến, vì là người theo đuổi toàn cầu hóa. Thoát khỏi đảng Xã hội, ông Macron trở thành ứng viên độc lập nhận được sự ủng hộ cao chưa từng có. Các cử tri của ông lạc quan hơn về tương lai, họ ủng hộ Liên minh Châu Âu, và sự hội nhập của Pháp với phần còn lại của lục địa và thế giới. Ông E.Macron được xem như một làn gió mới, trẻ tuổi “thổi”bừng lên hy vọng và sinh khí mới cho nước Pháp. Ông được coi như người kết nối cả phe tả lẫn hữu. Mặc dù chỉ hơn ứng viên liền kề khoảng 1% phiếu bầu nhưng việc trở thành Tổng thống Pháp tương lai đang trở nên rộng mở hơn với ông E.Marcon.
Như vậy, vòng bầu cử thứ hai của Pháp có một sự phân định tương đối rõ ràng bởi đây là 2 ứng viên theo quan điểm hoàn toàn đối ngược. Người Pháp sẽ phải lựa chọn: mở cửa hay đóng cửa, hội nhập hay theo chủ nghĩa biệt lập, tương lai và quá khứ.
Không giống như cha bà Le Pen, người đã giành 18% trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2002, Marine Le Pen dự kiến sẽ giành chiến thắng với nhiều phiếu hơn trong cuộc đua ngày 7 /5 tới. Mặc dù, tỷ lệ bầu vòng 1 bà Le Pen còn cách xa đối thủ Macron, tuy nhiên bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Bởi những người bỏ phiếu cho các ứng viên Trotskyist, Jean-Luc Mélenchon, có cái nhìn chung về vấn đề kinh tế với bà Le Pen; Hay những người đã bỏ phiếu cho François Fillon với đường lối bảo thủ có khả năng nghiêng về ủng hộ bà Le Pen hơn ông Macron.
Mấu chốt trong cuộc vận động nước rút sắp tới sẽ dồn vào các vấn đề an ninh an toàn, người di cư và nạn thất nghiệp đang ngày càng trở nên khó khăn và khó lường với bất cứ ai lãnh đạo nước Pháp.