Hà Nội

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: Phô bày những chiêu bài “vận động” khó chịu

04-05-2016 14:32 | Quốc tế
google news

SKĐS - Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đang ngày càng nóng lên, thu hút sự chú ý của không chỉ đông đảo người dân nước này mà còn cả trong dư luận thế giới.

Trong khi ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton hiện đang được kỳ vọng sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên, đặt một cột mốc mới trong lịch sử bầu tổng thống đầy kịch tính của Mỹ thì vị tỷ phú bất động sản đến từ New York Donald Trump cũng đang thẳng tiến tới tấm vé ứng cử Tổng thống của Đảng Cộng hòa. Những yếu tố bất ngờ đang biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 vô cùng khó đoán trước kết quả và được coi là một trong những “cuộc chiến” chính trị khó chịu nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Một “kẻ học việc” chính trị lại đang chống lại cả cả bộ máy Washington, tìm mọi cách để có thể lật đổ được bộ máy gia đình Clinton hùng mạnh và quyền thế. “Chúng tôi sẽ theo sát Hillary Clinton” – ông Trump tuyên bố ngay sau khi giành được chiến thắng “gây choáng váng” tại cuộc bầu cử sơ bộ tại bang quan trọng Indiana vào ngày 4/5. Đối thủ “nặng ký” của ông Trump là Ted Cruz đã phải ngậm ngùi thông báo rời bỏ cuộc đua vào Nhà trắng vì sự áp đảo của ông Trump. Đó quả được coi là đêm mang tính lịch sử đối với Đảng Cộng hòa. ‘

Từ trái sang: Ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016 Donald Trump và Hillary Clinton.

Một đảng bảo thủ luôn ủng hộ thương mại, ủng hộ nhập cư và chủ nghĩa quốc tế giờ đây sẽ được dẫn dắt bởi một người luôn bài xích các hiệp định thương mại quốc tế, kỳ thị người Mexico và Hồi giáo, đồng thời muốn thay đổi vai trò của nước Mỹ trong hệ thống ngoại giao thế giới.

Ông trùm bất động sản này đang bất chấp mọi quy ước chính trị và chế giễu các lãnh đạo, lợi dụng sự lo lắng của nhiều người Mỹ không ảo mộng về nền kinh tế lung lay của Mỹ và vị trí của cường quốc này trong một thế giới bất ổn.

Ông Trump đã đập tan một trong những lĩnh vực tổng thống tài năng nhất của Đảng Cộng hòa trong nhiều thập kỷ qua, đánh bại các thống đốc bang bằng những tuyên ngôn của mình và ngồi cùng với các thượng nghị sĩ Mỹ. Những thông điệp vận động đơn giản mà ông này đưa ra lại gây được sự chú ý đối với một số cử tri. Những lời kêu gọi như “Hãy làm nước Mỹ trở nên hùng mạnh lại một lần nữa”, “Chúng ta chuẩn bị lại chiến thắng một lần nữa” về mặt thương mại và chống lại Nhà nước Hồi giáo lại được ông Trump nhắc lại sau khi giành được chiến thắng tại bang Indiana. Những thông điệp, lời kêu gọi này sẽ còn được nhắc đi nhắc lại không mệt mỏi từ thời điểm này cho tới ngày 8/11.

Nhưng câu hỏi lớn, tất nhiên vẫn là, liệu ông Trump có thể đánh bại được ứng cử viên của Đảng Dân chủ dự kiến là bà Clinton hay không?

Ông Trump đạt được bước tiến dài phía sau các cuộc thăm dò đầu – đối – đầu, theo bám vị cựu Ngoại trưởng Mỹ với một biên độ trung bình từ 46,7 – 40,5%, theo đánh giá của trang chính trị độc lập có uy tín tại Mỹ về tính toán và dự báo bầu cử là Real Clear Politics.

Thách thức đầu tiên của ông Trump là đoàn kết lại một đảng đang bị chia rẽ nặng nề. Nhiều nhân vật chính trị dè bỉu và chê trách cho sự thiếu hụt các giá trị bảo thủ truyền thống của ông Trump, cũng như những lời “hỗn xược” mà ông này dùng để nói về các lãnh đạo lớn tuổi như Jeb và George W Bush, John McCain và Mitt Romney.

“Chúng tôi muốn mang lại sự thống nhất cho Đảng Cộng hòa” – một cử tri ủng hộ ông Trump nói. Mặc dù ông Trump đã nỗ lực hạ giọng trong bài phát biểu chiến thắng của ông này, tuy nhiên chỉ trước đó vài giờ, ông này đã nói rằng bố của ứng cử viên Cruz có liên quan tới cuộc ám sát của cố Tổng thống John F Kennedy. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa Reince Priebus đã thúc giục các thành viên đoàn kết lại đằng sau ứng cử viên “khoán” của họ để tập trung vào việc đánh bại bà Clinton. Còn Thống đốc bang Ohio John Kasich thề sẽ ở lại cuộc đua, bất chấp việc ông Trump hầu như đã lấy được phiếu bầu của 1237 đại biểu để trở thành người đại diện ứng cử Tổng thống của Đảng Cộng hòa.

Thách thứ lớn thứ hai mà ông Trump cần phải vượt qua tỉ lệ phản đối cao. Ông này phải mở rộng sự thu hút của mình hơn ngoài “biên giới” cử tri da trắng và nam giới. Hiện có khoảng 80% cử tri người Tây Ban Nha và 69% cử tri phụ nữ coi ông Trump là “người xấu”.

Để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, ông Trump cần phải thu hút khoảng gấp 5 lần số phiếu bầu 12 – 15 triệu phiếu bầu hiện nay để có thể giành được chiến thắng vào cuối mùa bỏ phiếu chính. “Ông ấy có một ngọn núi lớn cần phải vượt qua” – ông David Axelrod, cựu chiến lược gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định.

Bà Clinton sẽ tìm cách khai thác của điểm yếu trên của ông Trump. Cựu đệ nhất Phu nhân nước Mỹ không phải quá phổ biến với công chúng, song tỉ lệ tiêu cựu của bà Clinton không thảm như của ông Trump. Bà Clinton sẽ dùng kinh nghiệm và bàn tay sắt của mình để chống lại sự bốc đồng, kỳ dị của ông Trump. Tuy nhiên, việc bà Clinton thua cuộc trước đối thủ Bernie Sanders tại Indiana vào hôm 4/5 vừa qua cho thấy sự “tổn thương” của bà Clinton. Dù vậy, ông Sanders không thể nào trở thành ứng viên tranh cử Tổng thống của Đảng Dân chủ dù đã thắng được ở 18 bang, do không gây quỹ đủ cho chiến dịch vận động tranh cử.

Một điều chắc chắn rằng hai ứng cử viên Trump và Clinton sẽ không “nhường nhịn” mà sẽ quyết giành bằng được về phía mình “giải thưởng quyền lực nhất”: chức Tổng thống nước Mỹ. “Đó sẽ là một đợt vận động tranh cử vô cùng khó chịu” – ông John Harwood, phóng viên chuyên mục Nhà trắng của báo CNBC (Mỹ) dự đoán.


Hà Anh
Ý kiến của bạn