Bầu chọn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc mới: Một cuộc cải tổ thực sự?

17-12-2015 11:26 | Quốc tế
google news

SKĐS - Liên Hợp Quốc đã chính thức khởi động cuộc đua cho vị trí Tổng thư ký mới của Liên hợp quốc với việc công bố thư mời các ứng cử viên tham gia cuộc đua này. Đây được xem là điểm mới cho việc tuyển chọn vị trí ứng cử viên Tổng thư ký Liên hợp quốc lần này.

Từ nhiều thập kỷ nay, việc lựa chọn Tổng thư ký Liên hợp quốc cần phải được thông qua bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ và được tiến hành bầu chọn kín. Tuy nhiên, theo một nghị quyết của Liên hợp quốc vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn hồi tháng 9 vừa qua, Liên hợp quốc đã dỡ bỏ một số các hoạt động kín liên quan đến đến tiến trình bầu chọn này. Theo đó, các ứng cử viên tham gia sẽ phải cung cấp hồ sơ cá nhân và trình bày kế hoạch và tầm nhìn của mình đối với vị trí này.

Đây là một điểm mới, có thể coi là một cuộc cách mạng trong hoạt động của LHQ từ khi hình thành và phát triển. Đây cũng được coi là yếu tố tạo nên sự bình đẳng giữa các ứng cử viên thay vì chuyện chọn người nào đại diện cho quốc gia, cho các lợi ích chính trị như thông lệ.

Trong bức thư ngỏ, LHQ kêu gọi các ứng cử viên có thể là phụ nữ, nam giới đều có thể tham gia. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là các ứng cử viên phải chứng tỏ được khả năng lãnh đạo, năng lực quản lý, kinh nghiệm trong các mối quan hệ quốc tế, khả năng ngoại giao mạnh mẽ cùng các kỹ năng giao tiếp và khả năng nói được nhiều ngôn ngữ. Phần thể hiện năng lực của ứng cử viên sẽ được tiến hành thông qua các phiên tranh luận, với phiên đầu tiên dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2016. “Cuộc đua sẽ chính thức được khởi động”, Đại sứ Mỹ đồng thời là Chủ tịch ĐHĐ LHQ Mogens Lykketoft highlighted nhấn mạnh.

Đại sứ Mỹ đồng thời là Chủ tịch ĐHĐ LHQ Mogens Lykketoft highlighted và TTK LHQ Ban Kin Moon.

Theo luật bất thành văn, việc lựa chọn các ứng viên vào vị trí TTK LHQ phải dựa theo quy tắc lần lượt. Đó là phải lựa chọn các ứng viên luân phiên từ các châu lục. Hai người trong số ba Tổng thư ký gần đây nhất là các ông Kofi Annan người Ghana và Boutros Boutros-Ghali người Ai Cập đều đến từ châu Phi. Trước đó, đã có tới 3 Tổng thư ký là đại diện của châu Âu, 2 đại diện của châu Á và châu Mỹ. Hiện tại là ông Ban Ki Moon. Nếu quy luật trên tiếp tục được áp dụng, TTK tiếp theo của LHQ có khả năng là người Đông Âu. Theo đánh giá chung, 2 gương mặt nổi bật cho khu vực này là cựu Chủ tịch ĐHĐ LHQ người Macedonia ông Srgjan Kerim; và Ngoại trưởng Croatia, bà Vesna Pusic.

Theo quy định, tân TTK LHQ sẽ bắt đầu nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2017, thay thế ông Ban Ki-moon, người đã giữ cương vị này trong hai nhiệm kỳ 10 năm vừa qua.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng dù ứng cử viên nào được lựa chọn cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Trong đó có vấn đề cải tổ LHQ. Các cuộc đàm phán liên chính phủ về cải tổ HĐBA đã diễn ra trong 2 thập kỷ qua, các vấn đề quan trọng đang được thảo luận gồm các loại thành viên, vấn đề quyền phủ quyết, tính đại diện khu vực, quy mô của một HĐBA mở rộng, quy chế làm việc của HĐBA cũng như quan hệ giữa HĐBA và ĐHĐ LHQ. Đây là vấn đề cốt lõi khi liên tục được các thành viên của LHQ thảo luận và nêu ra những quan điểm khác nhau trong những năm gần đây.

Giới chuyên gia cho rằng việc lần đầu tiên tổ chức một cuộc chạy đua công khai vào chiếc ghế TTK LHQ có thể coi là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh Liên hợp quốc đang nỗ lực cải cách hoạt động của mình. Dù có những quan điểm trái chiều, nhưng trong tương lai, việc 5 thành viên thường trực HĐBA đồng ý với quy trình bầu chọn mới này dự báo một cuộc cải tổ mạnh mẽ tại LHQ. Như vậy đây sẽ là một bước tiến mới được dư luận đồng tình và hoan nghênh.


N.Minh (Theo NYT, The Star)
Ý kiến của bạn