1. Sử dụng nhiệt để giảm đau
Những cơn đau do hội chứng ruột kích thích có thể làm dịu nhờ 1 túi chườm nóng, khăn ấm hoặc các vật giúp làm nóng. Lưu ý không để vật giữ nhiệt tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị bỏng.
Trong trường hợp không có túi chườm nhiệt, bạn có thể dùng vải thấm nước nóng và xoa quanh vùng bụng.
2. Baking soda
Cách dùng: Bạn hòa tan 1/4 muỗng canh baking soda trong một cốc nước ấm và uống.
Bạn cần lưu ý rằng sau 2 tiếng đồng hồ kể từ lúc uống baking soda, bạn không nên uống thêm bất kì loại thuốc nào khác. Bởi vì chất này có thể làm chậm tốc độ hấp thu một số chất của cơ thể, đồng thời thay đổi cơ chế hoạt động của các loại thuốc khác bằng các phản ứng tương tác với chúng.
3. Kê cao gối khi nằm
Một số người có thói quen khi nằm không dùng gối. Tuy nhiên, điều này thực tế không phải là lựa chọn tốt cho trường hợp bạn bị đau bụng. Nếu không dùng gối, ở vị trí này, cổ họng và dạ dày của bạn sẽ cùng nằm trên một đường thẳng và do đó axit từ dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên, dẫn đến ợ nóng. Vì vậy, bạn nên kê cao gối khi nằm ngủ.
4. Tập thay đổi thói quen ăn uống theo chế độ BRAT thanh đạm dễ tiêu hóa
Những thực phẩm bao gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng đều có đặc điểm chung đó là thanh đạm và dễ tiêu hóa.
Nếu cơ thể bạn có biểu hiện của các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hay khó tiêu, trước hết bạn cần thay đổi chế độ ăn uống dần dần theo BRAT. Bạn có thể bắt đầu với một lượng nhỏ nếu không quen và cũng đừng quên uống nhiều nước. Bạn cũng có thể thay đổi khẩu vị bằng cách uống nước hầm gà hoặc ép táo để bổ sung dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày như khoai tây luộc, bột yến mạch, trà thảo dược…
5. Dùng thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng đường ruột. Bạn ăn đủ chất xơ, chất thải sẽ càng mềm và từ đó tăng cao khả năng phòng ngừa táo bón.
Điểm mấu chốt ở đây là chất xơ nên được thêm từ từ vào thực đơn ăn uống hàng ngày, điều này sẽ giảm thiểu khả năng đầy bụng và khó tiêu.
Nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ tuyệt vời nhất là trái cây, rau củ xanh, bánh mì ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng với đậu khô. Hai loại thực phẩm cuối cùng chứa chất xơ hòa tan có khả năng làm chậm quá trình chuyển thực phẩm hấp thu từ dạ dày đến ruột. Do đó, nếu bị tiêu chảy, bạn nên lựa chọn chất xơ hòa tan.
6. Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) và prebiotic
Men vi sinh, hay còn được biết đến dưới tên gọi lợi khuẩn, là một loại vi khuẩn sinh sống trong đường ruột. Công dụng của men vi sinh chính là hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc và giúp giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi với tiêu chảy.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc uống kháng sinh quá nhiều đều có thể làm giảm số lượng của vi khuẩn.
Mặt khác, prebiotic là một dạng thực phẩm không thể tiêu hóa được, ví dụ như vỏ trái cây và rau. Tuy nhiên, prebiotic được coi là thức ăn dành cho men vi sinh.
7. Tập thói quen uống trà thảo mộc
Tiểu hồi hương (thì là), bạc hà, gừng và hoa cúc… là những loại thảo mộc vô cùng dễ tìm và có công dụng rất tốt để đối phó với tình trạng khó chịu ở dạ dày.
Hãy nhớ rằng hệ tiêu hóa gặp vấn đề có thể dẫn đến biến chứng của nhiều loại bệnh lý nghiêm trọng khác nhau. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về cách chữa đầy bụng khó tiêu cũng như táo bón.
Thông tin chi tiết về sản phẩm LiveSpo COLON xem thêm tại website: www.livespo.com và nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi về viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, có thể gọi điện đến hotline: 1900 8946 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.