Thông thường tình trạng hôi miệng có mối quan hệ mật thiết với bệnh đường hô hấp, bệnh về tiêu hóa, suy giảm chức năng nội tạng, nhiễm xeton axit do đái tháo đường, thiếu vitamin. Thực phẩm cũng góp phần gây ra tình trạng này, tuy nhiên trên thực tế lại có những thực phẩm giàu vitamin thiết yếu giúp đánh bay hôi miệng.
Theo một số nghiên cứu, các loại vitamin chứa trong một số rau củ quả và trái cây giúp giảm thiểu hơi thở nặng mùi rất hiệu quả.
Dưới đây là những thực phẩm có chứa loại vitamin cực hữu ích để tăng cường sức khỏe răng miệng, loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả.
Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C gồm ổi, súp lơ, các loại quả có múi (cam, chanh, bưởi,…); các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, mù tạc, củ cải xanh,…) là danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp bạn lấy lại hơi thở thơm tho.
Thiếu hụt lượng vitamin C là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Vitamin C là một loại dưỡng chất tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể, hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong vitamin C giúp làm chắc răng lợi, nâng cao sức đề kháng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến răng miệng.
Cung cấp đầy đủ lượng vitamin C mỗi ngày đóng vai trò quan trọng, có tác dụng hữu hiệu khiến cho hơi thở luôn được tươi mát, tự tin khi giao tiếp.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D chứa nhiều trong các thực phẩm như: Cá, nấm, sữa tươi, yến mạch, thịt lợn thăn, ngũ cốc,… giúp chúng ta lấy lại hơi thở thơm tho, ngừa hôi miệng.
Với vai trò quan trọng, vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, tạo nên sự chắc khỏe cho xương và răng. Đối với người trưởng thành, lượng vitamin D không đủ sẽ gây nên các vấn đề về xương khớp và răng miệng. Vì vậy, cung cấp vitamin D giúp đảm bảo cho hệ thống răng miệng được khỏe mạnh, giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh lý là một trong những nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi.
Thực phẩm giàu vitamin A
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: Cà rốt, khoai lang, quả bí, dưa đỏ, ớt chuông, hải sản (cá ngừ, hàu, cá hồi, cá tầm, cá thu)… giúp chúng ta lấy lại hơi thở thơm tho, ngừa hôi miệng.
Vitamin A có chức năng hình thành nên các mô liên kết khỏe mạnh của xương mềm có trong lợi, từ đó duy trì độ chắc khỏe của lợi và góp phần ổn định lượng nước bọt lưu thông trong miệng. Điều này giúp hạn chế các vấn đề về răng miệng, đồng thời tránh tình trạng khô miệng dẫn đến hơi thở có mùi. Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn là cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát và hệ thống răng miệng chắc khỏe hơn.
Thực phẩm giàu vitamin B
Một cách để hạn chế hiện tượng hơi thở nặng mùi là nên bổ sung thêm lượng vitamin B cần thiết có trong các loại thực phẩm như: chuối, sữa, dâu tây, cà chua, cà rốt, đậu hà lan,... Bởi vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể, giúp làm giảm viêm lưỡi, giữ cho các vết loét không bị lây lan, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
Thực phẩm giàu vitamin K
Người có hơi thở nặng mùi nên tăng cường bổ sung vitamin K, tránh sự yếu kém về sức khỏe răng miệng do thiếu hụt lượng vitamin K thiết yếu. Rau cải bó xôi, măng tây, trứng, xà lách... là nguồn cung cấp dồi dào lượng vitamin K. Vitamin K là yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu, thiếu vitamin K là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về răng miệng, chảy máu chân răng.
Bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin không những giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng mà còn có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Điều này giúp mang lại một hơi thở thơm mát để bạn tự tin hơn, vui tươi và hạnh phúc trong cuộc sống.
Tóm lại: Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng. Hôi miệng có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Những thói quen xấu về răng miệng hằng ngày kết hợp với sự căng thẳng mệt mỏi cũng gây hôi miệng. Những vấn đề về sức khỏe răng miệng, mảng bám trên lưỡi kết hợp với vi khuẩn. Các bệnh mãn tính hoặc các khối u trong miệng, mũi hay cổ họng, cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
Khi gặp phải các triệu chứng gây hôi miệng cần vệ sinh sạch sẽ, thay đổi thói quen ăn uống bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm như: hành, tỏi, ớt… nếu tình trạng không đỡ đừng ngần ngại đi khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị.