Những hậu quả khôn lường nếu niềng răng không đúng quy trình
Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài, thun hoặc khay niềng trong suốt... để điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc, đảm bảo đúng khớp cắn và cải thiện thẩm mỹ. Niềng răng giúp hạn chế những xâm lấn đối với răng và xương hàm. Răng di chuyển và xếp đều nhờ lực nắn chỉnh từ từ của dây cung, khí cụ, không cần phải trải qua dao kéo hay can thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật.
Mặc dù nói niềng răng là kỹ thuật tương đối hiệu quả, nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu niềng răng không đúng cách, sai quy trình. Những hậu quả khôn lường có thể xảy ra như: Sai khớp cắn, biến dạng khuôn mặt...
Hàm răng không thay đổi, sai khớp cắn trầm trọng hơn: Một khi niềng răng không đúng quy trình thì tác dụng lực lên răng cũng sẽ không phù hợp. Điều này có thể làm cho tình trạng sai khớp cắn ngày càng tồi tệ hơn, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai.
Biến dạng khuôn mặt: Bộ phận răng hàm nằm ở ⅓ tầng mặt dưới. Nếu khớp cắn không hài hòa có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, đau khớp thái dương hàm, tình trạng lâu dài có thể làm biến dạng khuôn mặt. Đây là những hậu quả có thể xảy ra nếu bạn tin nhầm nha khoa không uy tín với quy trình niềng răng không an toàn.
Nguy cơ niềng răng lại từ đầu: Mục đích của niềng răng ngoài thẩm mỹ còn là vấn đề khớp cắn hài hòa, ăn nhai tốt. Sau một thời gian niềng răng không đúng quy trình, tình trạng sai khớp cắn vẫn không cải thiện có thể bạn phải đeo niềng lại từ đầu.
Tốn kém chi phí: Nhiều người vì tiết kiệm chi phí mà vội tin những lời cam kết dỏm của nha khoa không uy tín, không chuyên sâu về niềng răng. Sau một thời gian điều trị kết quả không như mong muốn hoặc tình trạng sai khớp cắn ngày càng tồi tệ hơn, có thể bạn phải tốn thêm chi phí để khắc phục hậu quả.
Gợi ý quy trình niềng răng chuẩn Y khoa
Thực tế niềng răng hô, móm, lệch lạc… là một kỹ thuật phức tạp nên cần bác sĩ có chuyên môn kết hợp với quy trình niềng răng an toàn chuẩn y khoa, cùng sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị chuyên dụng... Sau đây là gợi ý về quy trình niềng răng an toàn để bạn tham khảo trước nhé:
Bước 1: Thăm khám lần đầu
Công tác thăm khám ban đầu để xác định tình trạng răng trước khi niềng rất quan trọng. Chụp phim X-quang sẽ nhìn được tổng quát về tình trạng răng, mức độ hô, móm, thưa, lệch lạc của răng, có răng ngầm hay dây thần kinh nào nằm gần chân răng không…Ngoài ra, bạn còn được chụp hình trong miệng, ngoài mặt, hình chính diện, góc nghiêng, lấy dấu mẫu hàm. Tất cả những dữ liệu này sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng răng, lên phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay có nhiều phương pháp như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng bằng khay trong suốt. Theo các bác sĩ chuyên sâu thì niềng răng mắc cài kim loại tuy ít thẩm mỹ nhưng lực siết răng bền, cứng chắc, thời gian đeo niềng có thể rút ngắn trung bình từ 1 - 6 tháng so với niềng răng mắc cài sứ hoặc khay niềng trong suốt.
Bước 2: Ký hợp đồng niềng răng
Tuyệt đối không được lơ là bước này, bởi vì niềng răng kéo dài từ 1 - 3 năm, không ai chắc chắn điều gì có thể xảy ra. Hợp đồng niềng răng giúp bảo vệ quyền lợi của bạn về mặt pháp lý, tạo sự an tâm và tin tưởng. Trong hợp đồng niềng răng ghi rõ tình trạng răng trước khi niềng, mức độ can thiệp sau niềng, thời gian bao lâu, chi phí niềng răng bao nhiêu tiền, chữ ký xác nhận của bác sĩ chịu trách nhiệm niềng răng chính cho bạn.
Để phòng ngừa những nguy cơ trong và sau khi niềng, bạn hãy chắc chắn mình giữ được bản hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho mình. Đừng vội đưa ra quyết định niềng răng nếu chưa có bản hợp đồng cam kết nhé!
Bước 3: Điều trị tổng quát trước khi niềng răng
Nhiều người hoặc nhiều nha khoa thường lơ là bước này. Đó là một sai lầm lớn. Trước khi có hàm răng đều và đẹp, bạn phải có một hàm răng khỏe mạnh. Việc điều trị tổng quát trước khi niềng răng có tác dụng đảm bảo một hàm răng khỏe mạnh sẵn sàng bước vào quá trình niềng răng. Các bệnh lý về răng cần được điều trị ổn định như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Tùy vào sức khỏe răng miệng của bạn mà thời gian điều trị tổng quát trước khi niềng có thể dài, ngắn khác nhau. Nếu bị sâu răng, bạn cần được trám lại chỗ răng sâu, chữa tủy trường hợp răng sâu nhiều. Nếu bị viêm nha chu, bạn phải được điều trị ổn định nha chu trước khi niềng. Nếu răng miệng khỏe mạnh, đơn giản chỉ cần cạo vôi và làm sạch răng trước khi niềng.
Bước 4: Gắn khí cụ
Khí cụ là những vật liệu hỗ trợ ban đầu trước khi mang mắc cài hay khay niềng trong suốt. Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn mang khí cụ phù hợp. Ví dụ, tách kẽ răng, gắn khí cụ nong hàm hoặc khí cụ nới rộng trong trường hợp cần thiết.
Trường hợp niềng răng bằng khay trong suốt, sau khi chụp phim, lấy dấu mẫu hàm, dữ liệu được xử lý thông qua máy tính để mô phỏng lại toàn bộ quá trình di chuyển răng. Từ đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp với tình trạng răng của khách hàng và gửi thông tin đến công ty làm ra bộ khay niềng trong suốt. Với phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign (xuất xứ từ Mỹ) sẽ do công ty có trụ sở tại Mỹ chịu trách nhiệm làm ra bộ khay niềng cho khách hàng. Trong thời gian này, nhiệm vụ của bạn chỉ là chờ đợi để nhận bộ khay niềng tương ứng tình trạng răng của mình.
Bước 5: Gắn mắc cài - Đeo khay niềng
Chính thức bắt đầu hành trình niềng răng, nếu bạn chọn niềng răng mắc cài thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn các mắc cài chắc chắn trên thân răng, dây cung cố định trên mắc cài nhờ thun đàn hồi hoặc khóa tự động tạo ra lực nắn chỉnh răng.
Trường hợp bạn niềng răng bằng khay trong suốt, bạn sẽ nhận những khay niềng đầu tiên, đeo trung bình từ 20 - 22h/ngày để dịch chuyển răng.
Bước 6 - Tái khám định kỳ
Trung bình khoảng 3 đến 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn lịch để bạn đến tái khám và thực hiện các bước như thay thun, thay dây cung, tăng lực di chuyển răng, vệ sinh răng miệng, nhổ răng…
Đối với niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign, mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ di chuyển của răng, cung cấp 1 - 2 cặp khay niềng mới để khách hàng tiếp tục quá trình điều trị. Trung bình 1 cặp khay niềng được đeo trong khoảng 2 tuần để răng từ từ di chuyển.
Nếu bạn trễ lịch tái khám hàng tháng, răng có thể không di chuyển đúng lộ trình, ngày tháo niềng có thể chậm hơn dự định. Chính vì thế, hãy chọn nha khoa biết tôn trọng lợi ích của khách hàng, chú trọng việc tái khám định kỳ trong quy trình niềng răng để đảm bảo kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Bước 7: Kết thúc điều trị - duy trì kết quả
Đây là khi bạn có thể thở phào nhẹ nhõm và tận hưởng niềm hạnh phúc bất tận sau thời gian niềng răng từ 1 - 3 năm với hàm răng đều, đẹp, nụ cười tự tin. Tuy nhiên, vui nhưng vẫn không thể lơ là. Bạn vẫn phải tiếp tục đeo hàm duy trì và tái khám định kỳ để ổn định răng sau niềng.
Trong 6 tháng đầu sau khi tháo niềng, bạn nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ 1 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, phát hiện và khắc phục những bất ổn của răng (nếu có). Thời gian sau đó, khi răng đã ổn định cứng chắc, chu kỳ tái khám có thể giãn cách 2 tháng - 3 tháng - 6 tháng.
Trên đây là phần gợi ý của bác sĩ về quy trình niềng răng chuẩn Y khoa? Hy vọng những kiến thức này phần nào giúp bạn có một quá trình niềng răng suôn sẻ và đạt kết quả như mong muốn.
04 tiêu chí giúp bạn dễ dàng chọn nha khoa niềng răng uy tín:
1. Được cấp phép hoạt động
2. Có nhiều khách hàng review tốt.
3. Có nhiều ca niềng răng thành công.
4. Chuyên sâu về 1 dịch vụ niềng răng.
Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn hãy thử quét mã QR dưới đây để xem review của hàng nghìn người niềng răng thành công, sở hữu nụ cười tự tin.
Up Dental - Nha khoa chuyên niềng răng (Giấy phép hoạt động số 05047/SYT - GPHĐ) Địa chỉ: Số 2 đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM Hotline: 0981.805.250 – 0902.657.078 Website: https://updental.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental/ Cộng đồng niềng răng: |