Hà Nội

Bắt cóc người - Nghề tàn ác ở hoang mạc Sahara

03-11-2013 21:41 | Quốc tế
google news

Bọn bắt cóc biết quá rõ sự bối rối và khó chịu được gây ra từ các chính phủ phương Tây, sự cảm thương của họ khi nhìn thấy cảnh công dân của nước mình đang lạy lục, van xin từ phía bọn bắt cóc, những đoạn băng ám ảnh này được quay thành video và phát trực tiếp lên internet. Nhưng tỷ lệ đơn thân giải cứu chỉ mang lại những kết quả thành công nhỏ nhoi.

Bọn bắt cóc biết quá rõ sự bối rối và khó chịu được gây ra từ các chính phủ phương Tây, sự cảm thương của họ khi nhìn thấy cảnh công dân của nước mình đang lạy lục, van xin từ phía bọn bắt cóc, những đoạn băng ám ảnh này được quay thành video và phát trực tiếp lên internet. Nhưng tỷ lệ đơn thân giải cứu chỉ mang lại những kết quả thành công nhỏ nhoi. 

Tin đồn khó bỏ 

Trong tuần này, trên tờ TIMES chạy dòng “tít” khá bắt mắt: “Pháp trả 25 triệu USD cho al-Qaeda để đổi lại nhận 4 con tin bị bắt giữ”. Song về phần mình, chính phủ Pháp khoát tay từ chối tin này, họ tuyên bố sẽ không bỏ một xu nào trong ngân sách công để dùng vào việc giải phóng 4 con tin quốc tịch Pháp bị bắt cóc vào năm 2010 ngay tại một nhà máy Uranium ở Niger, cả 4 con tin bị bắt giữ bởi những tên cướp Thánh chiến có liên quan đến vai trò của tổ chức al-Qaeda ngay tại Vùng đất của Hồi giáo Maghreb (Aqim). Khi được hỏi liệu chính phủ Pháp có bỏ tiền để giải thoát các con tin hay không, ông Ngoại trưởng Pháp đáp thẳng thừng: “Chúng tôi không chơi trò đó”.
Bắt cóc người - Nghề tàn ác ở hoang mạc Sahara 1
Có rất ít thông tin rằng làm cách nào người Pháp đã giải cứu thành công các con tin.

Cùng câu hỏi này, song Tổng thống Niger, Mohamadou Issoufou, lại tỏ thái độ lãng tránh. Ngài Tổng thống chỉ trả lời đơn giản: “Tôi nghĩ rằng những gì mà chúng ta cần phải vui mừng là các con tin đã trải qua những thách thức khó khăn – họ đã bị cô lập với gia đình trong suốt nhiều tháng qua – và tất cả đều được phóng thích bình an”. Song bởi vì không có bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào liên quan đến việc phóng thích con tin, nên đang có nhiều lời hoài nghi khi cho rằng bọn bắt cóc chẳng ngu dại gì khi chúng “tình nguyện” phóng thích các con tin mà lại không có phần thưởng?

Mặt khác, một số quan chức Pháp đang tỏ ra hết sức giận dữ, khi khái niệm được đưa ra trong các nhu cầu trả tiền chuộc cho bọn khủng bố đã trái với cam kết được thực hiện bởi tất cả các nhà lãnh đạo G8 tại Hội nghị thượng đỉnh Loch Earn (Bắc Ireland) vào tháng 6/2013. Cho dù đó là chính phủ Pháp, chính phủ Niger, các nhân viên Areva bị bắt giữ làm con tin, hay bất kỳ đảng phái nào khác, có thể hoặc không có tiền chuộc, hiện đang có các dấu hiệu cho thấy đang có một nhóm đàn ông tàn nhẫn và nguy hiểm, được trang bị súng đi lang thang khắp hoang mạc Sahara, chúng giàu sụ nhờ cướp được của các nạn nhân.

“Mối quan hệ kỳ lạ”
Bắt cóc người - Nghề tàn ác ở hoang mạc Sahara 2
Một mỏ Uranium ở miền Bắc Niger.

Đã có bao nhiêu tiền rơi vào tay bọn bắt cóc ở hoang mạc Sahara và liệu nguồn tiền đó chạy về đâu? Công ty phân tích chiến lược Stratfor đặt trụ sở chính ở Texas (Mỹ) ước tính rằng với những khoản thanh toán mới nhất, bản thân Aqim đã kiếm được khoảng 116 triệu USD (hay 72 triệu bảng Anh) tiền chuộc kể từ năm 2003. Phó chủ tịch của Stratfor về Phân tích Châu Phi, ông Mark Schroeder, cho biết: “Chúng tôi đã nhìn thấy các khoản tiền chuộc đến từ các chính phủ Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Canada và Áo nhằm phóng thích các công dân bị tạm nhốt của họ”. Năm 2013 này, theo một báo cáo bị rò rỉ từ chính phủ Nigeria đã tiết lộ ra rằng có một khoản tiền chuộc trị giá 3,15 triệu USD (hay 1,9 triệu bảng Anh) đã được chính phủ Pháp trả cho tổ chức cực đoan Boko Haram (Nigeria) và các nhà đàm phán Cameroon đang cố gắng giải cứu 7 con tin người Pháp bị bắt giữ từ tháng 4/2013.

Rất khó khăn để theo dõi các khoản tiền chuộc, bởi chúng thường được phân phát một cách bí mật bằng tiền mặt bởi những kẻ trung gian, mặt khác, nhiều chính phủ và công ty cũng tỏ ra phủ nhận sự góp mặt của mình. Nhà phân tích Sajjan Gohel đến từ tổ chức Qũy Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Có những tài khoản ngân hàng bí mật tại Mauritania sẽ nói chính xác cho chúng ta biết chuyện này. Nạn bắt cóc diễn ra ở Sahara là một ngành kinh doanh khổng lồ, nơi ý thức hệ đến từ cơ chế kiếm tiền. Đang có một mối quan hệ khá kỳ lạ trong vùng này giữa các phần tử gốc người Hồi giáo, những tên cướp, bọn buôn lậu ma túy và những tên buôn lậu người. Chính nguồn tiền từ bắt cóc đã làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng chiến binh Thánh chiến”.

Giá đắt cho nước Anh 

Chuyện gì đã xảy ra với số tiền thông qua các khoản tiền chuộc tại Sahara sẽ không phải là một bí ẩn. Phần lớn số tiền chuộc thu được lại sẽ được dùng để mua sắm những thứ phục vụ cho nhu cầu bắt cóc: xe jeep bốn bánh, xăng dầu, các loại vũ khí và hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nó cũng được dùng để trả tiền hối lộ cho lính biên phòng và các quan chức khác cũng như “khoản lương” – một khoản tiền khích lệ cho cánh thanh niên không có các triển vọng việc làm tại một trong những khu vực nghèo nhất thế giới – nhóm thanh niên này sẽ tham gia vào ý thức hệ tôn giáo mang tính khủng bố, chúng lại sẽ kiếm tiền từ các hành vi phạm pháp. 
Bắt cóc người - Nghề tàn ác ở hoang mạc Sahara 3
Daniel Larribe và các con tin khác xuất hiện trong các đoạn video quay cảnh con tin vào tháng 9/2013. 

Bọn bắt cóc biết quá rõ sự bối rối và khó chịu được gây ra từ các chính phủ phương Tây, sự cảm thương của họ khi nhìn thấy cảnh công dân của nước mình đang lạy lục, van xin từ phía bọn bắt cóc, những đoạn băng ám ảnh này được quay thành video và phát trực tiếp lên internet. Nhưng tỷ lệ đơn thân giải cứu chỉ mang lại những kết quả thành công nhỏ nhoi. Đơn cử như vào năm ngoái 2012, người Anh đã cố gắng để giải cứu 1 công dân Anh và một người Italy bị các phiến quân Nigeria bắt cóc, song kết cục cả 2 con tin đều bị chết.

Các chính phủ Châu Âu và các quan chức chống khủng bố của họ cũng đã lưu ý rằng, đường lối cứng rắn của chính phủ Anh đã khiến cho nước này phải trả một cái giá khá đắt. Vào năm 2009, khi những tên cướp Thánh chiến ở Sahara đã bắt cóc một nhóm du khách Châu Âu khi họ đi du lịch ở Mali, bọn bắt cóc đã đòi tiền chuộc và chỉ có 1 nạn nhân bị thiệt mạng là du khách Anh, Edwin Dyer. Sau khi nhận tiền chuộc, bọn bắt cóc đã thả phần lớn con tin. Hiện tại các nhà phê bình đang cảnh báo về vòng xoáy bạo lực bắt cóc đang hoành hành ở Sahara.

Nguyễn Thanh Hải
Theo BBC NEWS 

Ý kiến của bạn