Bắt bệnh qua tiếng trẻ ho

29-12-2017 11:31 | Đời sống
google news

SKĐS - Mặc dù ho ở trẻ em thường do cảm lạnh thông thường và tình trạng ho sẽ giảm khi trẻ lớn dần nhưng các bà mẹ đều thường rất lo lắng và rất khó để phân biệt để có cách điều trị hiệu quả. Trong mọi trường hợp lời khuyên luôn là đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Tuy nhiên các mẹ cũng có thể tìm hiểu về cách phân biệt tiếng ho qua bài viết dưới đây để có thể bình tĩnh xử lí khi con bị ho.

Nghe tiếng ho – đoán tình trạng của bé

Ho có nhiều loại, mỗi cơn ho với tiếng ho khác nhau đều mang trong đó triệu chứng về một căn bệnh nào đó. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết, ho là dấu hiệu gợi ý bệnh lý hô hấp lâm sàng, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiễm cảm lạnh, nhiễm virus hay vi khuẩn… làm viêm nhiễm đường hô hấp và gây ho.

Ho ở trẻ có nhiều loại, là dấu hiệu của bệnh lý lâm sàng (ảnh minh họa)

1. Ho gà

Ho gà gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis. Trẻ ho gà thường ho thành cơn dài, ho liên tục, ho rồi lại ho, đến nỗi quên thở, và kết thúc cơn ho bằng một cái hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống con gà kêu nên gọi là ho gà. Trẻ thường sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. Mặc dù có thể có ở bất kỳ lứa tuổi nào, ho gà hầu hết xảy ra ở trẻ bé hơn 1 tuổi, đặc biệt ở trẻ chưa được tiêm chủng.

Các bà mẹ cần chú ý lịch tiêm chủng của trẻ để nhớ đưa trẻ đi chích, và việc mẹ nhớ các bệnh bé đã được chích ngừa cũng góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm hơn. Ho gà được chích ngừa chung với bệnh bạch hầu và uốn ván và được chích vào lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi.

2. Ho kèm tiếng thở khò khè

Trẻ khò khè, phát ra âm thanh khi trẻ thở ra, do bé bị hen hoặc bị viêm phế quản. Hoặc nghiêm trọng hơn là do trẻ ho sặc vật lạ vào phổi. Ho và khò khè thường là bệnh cần đưa trẻ đến bệnh viện.

3. Ho về đêm

Nhiều bệnh ho nặng về đêm. Như khi trẻ cảm lạnh, đàm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi trẻ ngủ. Trường hợp này chỉ nghiêm trọng khi trẻ ho, không ngủ được. Trẻ bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm dễ kích thích về đêm. Để giảm ho cho bé, mẹ lưu ý không nên dùng thuốc giảm ho tân dược có tác dụng phụ, mà hãy sử dụng các loại siro từ thảo dược giúp giảm ho an toàn, lại lành tính.

4. Ho nhiều vào ban ngày

Không khí lạnh hay trẻ hiếu động có thể ho nhiều vào ban ngày. Các bà mẹ cần chú ý thuốc xịt phòng, chó, chim, mèo, hay khói thuốc lá, khói than… có thể làm trẻ.

5. Ho kèm theo sốt

Ho, sốt nhẹ kèm sổ mũi là những dấu hiệu thường gặp của cảm lạnh, nhưng nếu ho và sốt từ 39 độ C thì coi chừng bé bị viêm phổi, nhất là khi bé thở nhanh và yếu. Mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Trong khi chưa cho bé đi khám được ngay, các mẹ có thể cho bé uống siro ho từ thảo dược giúp giảm ho an toàn cho bé.

6. Ho kèm nôn (trớ)

Trẻ em thường ho nhiều tới mức kích thích phản xạ hầu họng, gây ói. Tương tự, một trẻ ho do cảm cúm, hay do cơn hen có thể ói do nhiều đàm ứ đọng trong dạ dày. Thông thường, tình trạng này không đáng lo ngại, trừ khi trẻ ho, ói không ngừng. Trong dân gian, gừng là một loại thảo dược giúp làm ấm đường hô hấp, kích thích hệ tiêu hóa và giảm nôn trớ hiệu quả.

7. Ho kéo dài

Ho cảm cúm có thể kéo dài vài tuần, khi trẻ có những đợt cảm cúm liên tiếp nhau.

Hen, dị ứng, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính có thể gây ho kéo dài. Ho trên 3 tuần là vấn đề cần đưa trẻ đi khám.

Hiện nay, trong việc trị ho ở trẻ nhỏ viêm họng, nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế cho rằng cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc kháng sinh cho bé. Các loại siro ho có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên chính là nhóm sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng, đặc biệt là với các bé dưới 3 tuổi. Một trong những bài thuốc trị ho từ thảo dược hiện nay được rất nhiều bậc phụ huynh tin dùng để điều trị ho cho trẻ đó là kết hợp thành phần cao lá thường xuân - tinh hoa y học hiện đại phương Tây trong phòng và điều trị ho ở trẻ nhỏ và các loại tinh dầu bản địa như: húng chanh , gừng, tràm, quất…

Không chỉ trị riêng triệu chứng ho, bài thuốc trong điều trị ho cho trẻ nhỏ còn đi sâu vào điều trị từ căn nguyên gây bệnh, làm ấm đường hô hấp, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, nhờ thế mà hạn chế tối đa được khả năng bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp quay trở lại.

Bài thuốc được giới chuyên môn ghi nhận, đánh giá cao về công dụng và hiệu quả vượt trội so khi đáp ứng được sự hiệp đồng tác dụng của nguyên tắc “quân - thần - tá - sứ” trong việc kết hợp thành phần giúp trị ho hiệu quả, an toàn cho trẻ với nhiều phương pháp điều trị khác hiện nay.

Siro ho BEZUT

Giảm ho, giảm nôn trớ khi ho hiệu quả cho trẻ nhỏ

Siro Ho Bezut hiệp đồng tác dụng các thành phần dược liệu an toàn và hiệu quả hàng đầu như Cao lá thường xuân, Tinh dầu tràm, Tinh dầu gừng, Tinh dầu húng chanh, Dịch ép quả tắc, đường phèn… được chứng minh đặc biệt hỗ trợ:

- Bổ phế, giảm ho, long đờm, làm ấm đường hô hấp.

- Giảm các triệu chứng ho do viêm phế quản, ho dị ứng, ho khan, ho có đờm.

- Hỗ trợ làm giảm nôn, trớ ở trẻ em.

Ngoài dạng chai Si rô quen thuộc, hiện Bezut đã có siro ho Bezut dạng gói chia liều sẵn, tiện dụng mang theo.

Hiệu quả tốt cho trẻ em bị ho, người lớn, viêm phế quản, viêm đường hô hấp.

Hotline tư vấn miễn cước: 1800 6533.

Tham khảo thêm tại     : www.Bezut.vn / https://www.facebook.com/BacsiBezut

GPQC:03030/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn