Bắp cải vốn được biết đến là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mùa đông, có thể chế biến được rất nhiều món ăn: từ ăn sống, làm gỏi, nấu canh cho đến xào... Người châu Âu coi bắp cải là cây thuốc của người nghèo.
Bắp cải chứa hơn 90% nước, 1,8% protit, 5,4% gluxit, 1,6% xenluloza (chất xơ), 31mg% phốtpho, 4,8mg% canxi,1,1mg% sắt; lượng vitamin chỉ thua cà chua, gấp 4-5 lần cà rốt, 3-4 lần khoai tây, hành tây; 100g cải bắp cung cấp 50 calo.

Theo Đông y, cải bắp có vị ngọt tính mát, có tác dụng bổ dưỡng an thần hoạt huyết. Bắp cải được dùng trị các chứng bệnh sau:
- Suy nhược thần kinh, thần kinh căng thẳng, hoại huyết mạn tính, mất ngủ, trầm uất : Uống nước luộc bắp cải thường xuyên.

- Viêm loét dạ dày, ruột: Dùng nước ép bắp cải 1 phần, đường 1 phần, sữa 1 phần, uống ngày 1 lít, chia 4-5 lần trong ngày, suốt 2 tháng liền. Tốt nhất là làm ngày nào uống ngày đó hoặc làm nhiều thì có thể để trong tủ lạnh được 2 ngày.
- Hoạt huyết, chữa kiết lỵ ra máu, nhiều giun ký sinh đường tiêu hóa: Nên ăn cải bắp thường xuyên.
- Nhiễm xạ tia X, máy tính, lò vi sóng, điện cao thế: ăn cải bắp thường xuyên vì chống được nhiễm xạ.
- Mụn nhọt, vết thương sắp lên da; đau nhức mỏi khớp, đau dây thần kinh lưng, viêm họng, khản tiếng: Hơ nóng lá bắp cải đắp hay giã lá tươi đắp.
- Nhiễm khuẩn đầu da móng tay, nấm âm đạo : Rửa bằng nước ép bắp cải.
Lương y Minh Chánh