Bảo vệ trẻ khỏi lây nhiễm chéo của bệnh sởi

06-06-2014 14:00 | Đời sống
google news

SKĐS - Cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ trước bệnh sởi bằng việc ngăn ngừa hiện tượng “lây nhiễm chéo” và tiêm phòng vắc-xin sởi theo khuyến cáo.

Phụ huynh cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ trước “hung thần Sởi” bằng việc ngăn ngừa hiện tượng “lây nhiễm chéo” và tiêm phòng vắc-xin sởi theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Bệnh sởi hiện nay đang là vấn đề sức khỏe nổi trội trên cả nước, vì sởi đang gây nhiều bất lợi cho sức khỏe con người nhất là trẻ em.

Trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm phòng vắc-xin, phụ huynh nên tăng cường chăm sóc trẻ tốt về dinh dưỡng, nhất là tăng cường cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm phòng vắc-xin, phụ huynh nên tăng cường chăm sóc trẻ tốt về dinh dưỡng, nhất là tăng cường cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Những yếu tố khiến bệnh sởi rộ lên thời gian qua

Yếu tố “thiên thời địa lợi”: đây là thời điểm bệnh sởi thường phổ biến với đúng tên gọi bệnh theo mùa vì khí hậu khô hanh là điều kiện thuận lợi cho vi rút sởi phát tán và gây bệnh cho con người. Theo thống kê hàng năm của viện Pasteur TP.HCM, vào tháng 3 và tháng 4 là thời điểm số bệnh nhân mắc sởi có chiều hướng gia tăng trong cộng đồng.

Yếu tố cơ địa: trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm vì sức đề kháng còn rất yếu kém, trẻ chưa tự chủ trong phòng bệnh khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, với bạn bè nhất là những trẻ mắc sởi thể không điển hình không được áp dụng biện pháp cách ly, đây chính là nguồn lây nhiễm tiềm tàng đối với trẻ lành.

Yếu tố chủng ngừa: một số sự cố sau tiêm chủng đáng tiếc xảy ra cho trẻ đã khiến rất nhiều phụ huynh hoang mang khi đưa trẻ đi tiêm chủng, nhiều trẻ chưa thực hiện được tiêm vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi và mũi tiêm nhắc, khi đợt bệnh xuất hiện điều hiển nhiên sẽ có nhiều trẻ dễ dàng bị lây nhiễm.

Yếu tố môi trường sống: môi trường càng đông đúc, chật chội cũng làm cho con người dễ bị nhiễm sởi nhất là trẻ em, vì vi rút sởi lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp. Việc bệnh viện quá tải bệnh nhi làm cho hiện tượng lây nhiễm chéo bệnh sởi xảy ra đã khiến cho nhiều trẻ chưa bị nhiễm sởi giờ trở thành bệnh nhi mắc sởi ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ. Khu vực TP.HCM và Hà Nội là minh chứng cho số bệnh nhân mắc sởi đang trong mức báo động trong thời gian vừa qua.

Chăm sóc và điều trị đúng tuyến để bảo vệ tốt cho trẻ và hạn chế lây nhiễm chéo

Hầu hết những bệnh nhân mắc sởi thể nhẹ có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Việc phân tuyến điều trị bệnh sởi được áp dụng như sau:

Tuyến xã, phường: tư vấn chăm sóc và điều trị bệnh nhân không có biến chứng

Tuyến huyện: tư vấn chăm sóc và điều trị bệnh nhân có biến chứng hô hấp nhưng không có suy hô hấp.

Tuyến tỉnh: chăm sóc và điều trị bệnh nhân:

Có biến chứng thần kinh.

Biến chứng hô hấp, có thể suy hô hấp các mức độ tùy theo trang thiết bị hiện có.

Các biến chứng khác.

Tuyến trung ương: chăm sóc và điều trị bệnh nhân có biến chứng nặng.

Chuyển tuyến dưới điều trị khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

Nếu thấy trẻ bị sốt và phát ban, phụ huynh hoài nghi trẻ bị sởi nên đưa trẻ đến khám bệnh tại cơ sở y tế nhà nước như trạm y tế phường/xã, trung tâm y tế quận/huyện vì nếu đúng trẻ mắc sởi thì bác sĩ sẽ kê đơn và cấp phát vitamin A viên nang liều cao 100.000 đơn vị để bảo vệ đôi mắt của trẻ. Đây là loại thuốc mà các nhà thuốc tư nhân không được bán.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát sởi tại các bệnh viện và thăm hỏi các bệnh nhân nhi.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát sởi tại các bệnh viện và thăm hỏi các bệnh nhân nhi.

Chăm sóc trẻ tại nhà:

Việc chăm sóc tại nhà phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc quan trọng sau đây:

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo thịt, súp dinh dưỡng, sữa bột các loại… Trẻ ăn uống quá khó khăn phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Trẻ uống nhiều nước, nhất là nước ép trái cây tươi để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng

Trẻ uống nhiều nước, nhất là nước ép trái cây tươi để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

- Đặc biệt những trẻ bị nhiễm sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp với lứa tuổi theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc cán bộ y tế.

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh bội nhiễm vi khuẩn cho trẻ

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh bội nhiễm vi khuẩn cho trẻ

- Giữ vệ sinh thân thể tốt giúp da trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện nghiêm trọng sau đây:

- Trẻ bị sốt cao liên tục không hạ sau khi đã phát ban.

- Thay đổi tri giác: trẻ lừ đừ, mệt lả, ngủ li bì hoặc hôn mê.

- Trẻ bị co giật.

- Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.

Chủ động đưa trẻ lành đi tiêm vắc-xin phòng bệnh theo đúng độ tuổi

Hạn chế cho trẻ đi ra ngoài đường, đặc biệt là hạn chế việc tiếp xúc chỗ đông người nhất là những nơi nghi ngờ có người đang nhiễm bệnh đây là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ.

- Trẻ nào nằm trong độ tuổi tiêm chủng phụ huynh nên khẩn trương cho trẻ đi tiêm vắc-xin sởi trong thời gian sớm nhất. Phụ huynh nên đưa trẻ đến trạm y tế phường xã nơi mình cư ngụ để tiêm ngừa sởi trong 2 trường hợp sau:

- Trẻ 9 tháng đến 36 tháng chưa tiêm vắc-xin sởi .

- Trẻ 18 tháng đến 36 tháng đã tiêm mũi thứ nhất vắc-xin sởi (hoặc vắc-xin sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella) nhưng chưa tiêm mũi thứ 2 vắc-xin sởi, khoảng thời gian từ mũi thứ nhất đến ngày tiêm vét là trên 1 tháng.

ThS.BS. Đinh Thạc

 

 
Bệnh Sởi
Sởi và biến chứng
(cập nhật liên tục)
Sởi và cách phòng chống

 


Ý kiến của bạn