Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế được quy định cụ thể như thế nào?

23-08-2024 07:04 | Xã hội
google news

SKĐS - Công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý rác thải tại các cơ sở y tế luôn được các cơ quan của Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao thời gian qua.

Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 quy định chi tiết về Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người tại Điều 62.

Theo đó, bệnh viện, cơ sở y tế phải đáp ứng về bảo vệ môi trường, cụ thể: Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường; Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;

Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm; Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung; Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra; Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế được quy định cụ thể như thế nào?- Ảnh 1.

Bệnh viện, cơ sở y tế phải đáp ứng về bảo vệ môi trường.

Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

Đối với chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau: Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm; Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm; Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; xác định, đánh giá, cảnh báo, theo dõi và phát hiện triệu chứng, nguyên nhân của bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến các chất ô nhiễm; xác định và công bố về giới hạn của các chất ô nhiễm trong cơ thể con người có nguy cơ tác động đến sức khỏe con người;

Quản lý, thống kê, chia sẻ, công bố thông tin về các vấn đề bệnh tật liên quan đến các chất ô nhiễm; đánh giá chi phí và thiệt hại kinh tế do bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm môi trường; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai biện pháp giám sát, dự phòng bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe con người do các chất ô nhiễm gây ra; quản lý, chia sẻ, trao đổi, công bố thông tin về các chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người.

Cuối cùng là UBND cấp tỉnh quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với điều kiện của địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện quản lý các chất ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người trên địa bàn.

"Bức tường xanh bệnh viện", phong trào ý nghĩa nhằm bảo vệ môi trường và "xanh hóa" bệnh viện'Bức tường xanh bệnh viện', phong trào ý nghĩa nhằm bảo vệ môi trường và 'xanh hóa' bệnh viện

SKĐS - Thời gian qua, song song với công tác quản lý chất thải y tế, BV Da liễu Trung ương luôn chú trọng đẩy mạnh các phong trào để "xanh hóa" bệnh viện. Việc này không chỉ tiếp thêm động lực để tập thể cán bộ, nhân viên y tế yên tâm làm việc, cống hiến mà còn là liều thuốc tinh thần cho người bệnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

8 thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản | SKĐS


Mộc Trà
Ý kiến của bạn