Bảo vệ môi trường: Cần một tầm nhìn dài hạn

17-04-2014 11:48 | Thời sự
google news

SKĐS - Ngày 16/4, Bộ trưởng chuyên trách Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), Gina McCarthy đã có buổi nói chuyện với sinh viên ĐH Tài Nguyên & Môi trường Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường và tầm nhìn chiến lược.

SKĐS - Ngày 16/4, Bộ trưởng chuyên trách Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), Gina McCarthy đã có buổi nói chuyện với sinh viên ĐH Tài Nguyên & Môi trường Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường và tầm nhìn chiến lược.

Bà Mc Carthy chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Mỹ cho các sinh viên ĐH Tài Nguyên & Môi trường.

Bà Mc Carthy chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Mỹ cho các sinh viên ĐH Tài Nguyên & Môi trường.

Trong buổi giao lưu với các sinh viên Việt Nam, bà Mc Carthy khẳng định, ở bất cứ đâu trên thế giới, dù là các nước đang phát triển như Việt Nam hay nước phát triển như Mỹ, môi trường luôn là vấn đề cần phải quan tâm nghiêm túc, và mỗi địa phương đều cần có những biện pháp cụ thể để đấu tranh với tình trạng ô nhiễm trong cộng đồng.

Là một Bộ trưởng hoạt động tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ khi còn trẻ, đồng thời cũng là một trong số những cố vấn tích cực, đáng tin cậy của Tổng thống Obama về vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng, bà Mc Carthy đã khẳng định sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác về vấn đề môi trường giữa Việt Nam và Mỹ, nhằm giải quyết tốt vấn đề lớn mang tính toàn cầu này.

Trả lời phỏng vấn sau buổi giao lưu với sinh viên Việt Nam, bà Mc Carthy nói: Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường.

Trả lời phỏng vấn sau buổi giao lưu với sinh viên Việt Nam, bà Mc Carthy nói: "Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường".

Chương trình Giám sát Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ cũng đã trao tặng cho Trung tâm Giám sát Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Việt Nam thiết bị theo dõi thủy ngân nhằm giúp Việt Nam có thể thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu, phân tích, đo lường hàm lượng thủy ngân trong không khí.

Theo EPA, Việt Nam cần thiết phải xây dựng chương trình quốc gia, thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng về môi trường thống nhất, và tham khảo các kinh nghiệm xây dựng hành lang pháp lý về môi trường từ các quốc gia khác trên thế giới. Điều cốt lõi nhất là những hoạt động bảo vệ môi trường cần thực hiện xuất phát từ cộng đồng, đặc biệt là chú trọng tới giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ thông qua chương trình chính khóa kết hợp với các hoạt động ngoại khóa thú vị.

Những con số báo động về ô nhiễm môi trường

  1. Mỗi năm, con người thải vào môi trường Trái Đất 1,53 triệu tấn SiO2, 1 triệu tấn Niken, 20 tỷ tấn CO2, 700 triệu tấn bụi, 900 tấn Coban, 1,5 triệu tấn Asen & 600.000 tấn khí độc khác
  2. Mỗi ngày có khoảng 14.000 người chết vì ăn uống bằng nước bẩn nhiễm độc
  3. Dự báo đến năm 2050, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng đến 5 độ nếu con người không có biện pháp khắc phục
  4. Việt Nam có 2 thành phố nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên thế giới. 6 thành phố đó là: Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi, Dhakar, Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh)
  5. Việt Nam có chỉ số môi trường ổn định thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á
  6. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, Việt Nam sẽ mất 17% toàn sản lượng nông nghiệp
  7. Ở Hà Nội, tổng lượng nước thải lên đến 300.000 – 400.000 m3/ ngày
  8. Lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khảng 1.200 m3/ngày đang xả thẳng ra các khu đất ven hồ, kênh, mương trong nội thành
  9. Số người không hề đọc nhãn thuốc là 35% trong tổng số người sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật. Số hộ gia đình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật không theo hướng dẫn trên bao bì là 94%
  10. Lượng benzen 9 (làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, có thể gây ung thư máu) trong không khí tại các trục giao thông chính tại Tp.Hồ Chí Minh đã lên đến mức báo động đỏ với nồng độ trung bình là 33,6 micro gam/m3, cao gấp 6,72 lần tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

 

 

Thúy Nga

 

 


Ý kiến của bạn