Hà Nội

Bảo vệ gan trước nguy cơ thực phẩm bẩn

28-09-2017 08:37 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Thực phẩm bẩn đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng. Bởi lẽ bằng mắt thường, người dân khó có thể phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bị ngâm tẩm hóa chất. Các chuyên gia cảnh báo, thực phẩm bẩn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tàn phá sức khỏe con người, trong đó có lá gan.

“Ma trận” thực phẩm bẩn bủa vây

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện hàng loạt vụ vận chuyển, chế biến các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo thống kê tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về về vệ sinh an toàn thực phẩm, 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc ghi nhận 73 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.592 người mắc, 1.483 người đi viện và 16 trường hợp tử vong.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã kiểm tra tại 443.178 cơ sở, phát hiện 81.115 cơ sở vi phạm, chiếm 21,6%. Đã có 7.546 cơ sở bị xử lý.

Cùng với áp dụng hình thức phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: 299 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành; 659 cơ sở có nhãn phải khắc phục; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.


Thực phẩm bẩn đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Ảnh minh hoạ.

Các chuyên gia cũng nhận định, tình hình sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất cải tạo xử lý môi trường, chất bảo quản, nhuộm màu trong sơ chế, chế biến sau thu hoạch nông sản, việc sử dụng chất phụ gia thực phẩm trong chế biến thực phẩm ngày càng phức tạp. Ngộ độc thực phẩm do rượu bia diễn biến phức tạo, tỷ lệ tử vong cao. Ngộ độc thực phẩm ở các khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể, mặc dù đã giảm so với năm trước nhưng nguy cơ vẫn còn rất cao.

Thực phẩm bẩn – Mối nguy hại cho gan

Trước “cơn bão” thực phẩm bẩn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo, mỗi năm thế giới ghi nhận 600 triệu người mắc bệnh, 420.000 người tử vong vì các vấn đề liên quan đến thực phẩm không an toàn. Đó là những thực phẩm chứa chất độc hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học... là nguyên nhân gây ra hơn 200 loại bệnh tật khác nhau từ tiêu chảy đến bệnh ung thư.

Theo các chuyên gia, gan là cơ quan chịu sự ảnh hưởng đầu tiên của nguồn thực phẩm bẩn, độc hại được cơ thể dung nạp hàng ngày. Các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc… từ thực phẩm bẩn khi vào cơ thể sẽ khiến độc tố tích tụ, bủa vây và tấn công phá hủy tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm. Ước tính có đến 80.000 hóa chất công nghiệp độc hại được tìm thấy trong môi trường sống, hiện diện trong thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá… Các độc tố này qua phổi, da, đường tiêu hóa, chúng sẽ chuyển tới cơ quan thải độc của cơ thể và ra ngoài qua thận, da và phổi, gan và đường tiêu hóa.

Báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF) cũng cho thấy, sử dụng các loại thực phẩm bẩn có chứa độc tố Aflatoxin chính là “thủ phạm” gây ung thư gan– một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới.

Hãy bảo vệ lá gan của bạn trước khi quá muộn.

Giải độc cho gan trước “vòng vây” thực phẩm bẩn

Để bảo vệ gan trước vấn nạn thực phẩm bẩn, TS.BS Phạm Cẩm Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai khuyến cáo, mỗi người dân cần chủ động bảo vệ gan từ sớm, không nên để gan suy yếu mới lo giải độc vì khi đó gan đã suy yếu và khó phục hồi. Người dân nên lựa chọn thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ uy tín, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ăn ít đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn chế biến sẵn… Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa…

Chuyên gia dinh dưỡng PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho rằng, vấn đề dự phòng là quan trọng, không phải chỉ đợi cơ thể bị bệnh mới thải độc. Người dân cần có chế độ ăn cân đối, lành mạnh, giúp cơ thể đủ chất nhất là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Mỗi ngày, cần ăn 15 đến 20 loại thực phẩm khác nhau, ưu tiên chọn những loại rau quả có màu thẫm như: rau xanh thẫm, quả có màu đỏ, vàng, tím… là những quả giàu chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, người dân cũng có thể sử dụng các dược liệu để thải độc cho gan, bảo vệ và tăng cường chức năng gan như Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm biếc…. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn những dược liệu sạch, an toàn cho sức khỏe, có nguồn gốc rõ ràng. Bởi lẽ gan là cơ quan thải độc lớn nhất của cơ thể, nếu sử dụng dược liệu không sạch thì vô hình trung đang đưa thêm chất độc vào cho gan và khiến gan mệt mỏi hơn. Nếu dược liệu bị nhiễm nấm mốc, kim loại nặng từ nước, đất, không khí… sẽ gây tác hại cho cơ thể không khác gì thực phẩm bẩn.

Lê Nguyên

Boganic là thuốc bổ gan số 1 hiện nay(theo số liệu của IMS – health năm 2015) - hiệu quả đã được kiểm chứng qua 18 năm sử dụng của người tiêu dùng trên toàn quốc.

100% nguyên liệu sản xuất thuốc bổ gan Boganic là dược liệu sạch của Việt Nam, được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng và thu hái cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (GACP – WHO).

Tác dụng của Boganic đã được kiểm chứng tại nghiên cứu lâm sàng ở Bệnh viện K Trung ương và thực tế sử dụng tại hơn 500 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước. Nghiên cứu tại Bệnh viện K cho thấy, Boganic giúp hạ men gan với tỉ lệ lui bệnh 67% sau 10 ngày dùng.

Đặc biệt năm 2015, trong lễ tổng kết 5 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thuốc bổ gan Boganic của Traphaco đã được chọn vào Top 10 sản phẩm Thương hiệu Việt tiêu biểu xuất sắc.

Chi tiết sản phẩm: www.boganic.vn

GPQC số: 0852/14/QLD-TT

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng


Ý kiến của bạn