Bão Trà Mi có thể tiến thẳng vào khu vực biển miền Trung

23-10-2024 08:28 | Xã hội
google news

SKĐS - Dự báo khoảng ngày 24/10 bão Trà Mi đi vào Biển Đông và trở thành bão số 6 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024, sau đó có thể sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây mưa lớn dài ngày cho khu vực.

Bão số 6 sẽ gây mưa rất lớn cho miền TrungBão số 6 sẽ gây mưa rất lớn cho miền Trung

SKĐS - Dự báo vào Biển Đông vào sáng ngày 25/10, bão TRAMI hay còn gọi là bão số 6 có thể giật cấp 14 trên khu vực phía Đông của Bắc Biển Đông, gây tình trạng mưa dông, gió mạnh, sóng lớn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 23/10, cơn bão TRAMIh (tiếng Việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

Bão Trà Mi có thể tiến thẳng vào khu vực biển miền Trung- Ảnh 2.

Khi vào Biển Đông, bão Trà Mi sẽ là cơn bão số 6 năm 2024 đổ bộ vào nước ta.

Dự báo diễn biến bão (24 đến 72 giờ tới):

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

07h/24/10

Tây Bắc,

khoảng 15km/h

17,1N-120,6E; trên đất liền phía Tây đảo Lu Dông (Philippin)

Cấp 10, giật cấp 12

Vĩ tuyến 14,5N-19,0N; phía Đông kinh tuyến 118,5E

Cấp 3: phía Đông khu vực Bắc Biển Đông

07h/25/10

Tây, 10-15km/h, đi vào Biển Đông

17,1N-117,9E; trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 650km về phía Đông Đông Bắc

Cấp 10, giật cấp 12

Vĩ tuyến 15,5N-19,5N; phía Đông kinh tuyến 116,0E

Cấp 3: phía Đông khu vực Bắc Biển Đông

07h/26/10

Tây Tây Bắc,

khoảng 15km/h

17,3N-114,0E; cách quần đảo Hoàng Sa 190km về phía Đông Đông Bắc

Cấp 12, giật cấp 15

Vĩ tuyến 15,5N-20,0N; Phía Đông kinh tuyến 112,0E

Cấp 3: khu vực Bắc Biển Đông

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, sau có khả năng đổi hướng Tây Nam và di chuyển chậm lại.

Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7. Từ sáng ngày 24/10 tăng lên cấp 8-9 (62-88km/h), vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 14, sóng biển cao 4,0-6,0m, vùng gần tâm bão 6,0-8,0m; biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai nhận định, không khí lạnh về có thể khiến bão Trà Mi giảm cấp khi vào gần bờ. Tuy nhiên cũng chính không khí lạnh gặp mây đối lưu và mây hoàn lưu bão sẽ tạo ra một đợt mưa rất lớn và kéo dài ở Miền Trung.

Dự báo đợt mưa lớn có thể bắt đầu từ ngày 27/10 - 31/10 ở Bắc Trung Bộ, sau đó, tàn dư của bão Trà Mi có thể tạo thành một vùng áp thấp ở ven biển miền Trung và tiếp tục gây mưa lớn giai đoạn từ 1/11 đến 5/11 trên phạm vi khá rộng bao gồm cả các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Cần cảnh giác với ngập lụt diện rộng và các thiên tai kèm theo nó như lũ quét, sạt lở đất ở các vùng núi của miền Trung.

Trước mắt, các tàu thuyền đánh cá không nên đi vào khu vực từ vĩ tuyến 15 đến vĩ tuyến 20. Tốt nhất là đi vào bờ trú bão trước ngày 26/10 và không nên ra khơi tiếp vì biển miền Trung sẽ động mạnh cho tới hết tuần đầu tiên của tháng 11. Các hộ nuôi cá lồng, nuôi tôm ven đầm phá và ven biển từ Quảng Bình tới Phú Yên có các biện pháp bảo vệ tài sản.

Ứng phó với bão Trà Mi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; chủ động di dời, sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

Khẩn cấp ứng phó với bão số 6 sắp vào Biển ĐôngKhẩn cấp ứng phó với bão số 6 sắp vào Biển Đông

SKĐS - Đêm qua, áp thấp nhiệt đới ở khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão Trà Mi (bão Trami). Hướng di chuyển của bão được dự báo đi vào Biển Đông nên cần khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 23/10: Bức xúc vì bị chọc ghẹo, nữ sinh ở Tuyên Quang nhặt viên bê tông ném bạn học tử vong


Tô Hội
Ý kiến của bạn