Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum

02-11-2023 15:32 | Xã hội

SKĐS - Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum" được tích hợp, lồng ghép với Chương trình MTQG 1719 để tiếp thêm nguồn lực cho địa phương giữ gìn và phát triển nghề truyền thống.

Đề án "Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum" được tỉnh Kon Tum triển khai từ năm 2017. Đề án nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống của người dân và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum- Ảnh 1.

Nghề đan lát là một trong 4 nghề truyền thống được hỗ trợ và bảo tồn theo Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum” được tích hợp, lồng ghép với Chương trình MTQG 1719.

Đề án đề ra các mục tiêu cụ thể như: Bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp và phát huy giá trị văn hóa của 5 nghề truyền thống đang dần bị mai một như các nghề: rèn, chế tác nỏ, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng, gốm; bảo tồn, khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Rơ Măm đang có nguy cơ bị thất truyền; hỗ trợ bảo tồn và phát triển 4 nghề truyền thống có sản phẩm hàng hóa tham gia thị trường như dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống; tạo việc làm cho lao động vùng DTTS, góp phần nâng thu nhập cho lao động làm nghề truyền thống vùng DTTS...

Thực hiện Đề án, tỉnh Kon Tum đã xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu, ký gửi sản phẩm nghề truyền thống, gắn với các điểm tham quan du lịch tại TP. Kon Tum, huyện Kon Plông và một số nơi có điều kiện; phát triển một số sản phẩm nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP và từng bước có thị trường tiêu thụ ổn định.

Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cũng đã tổ chức hơn 20 hội nghị tuyên truyền, vận động công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trực tiếp tại các địa phương cho các đối tượng là già làng, người có uy tín, trưởng thôn, các ban, ngành của thôn và hơn 1.800 nghệ nhân.

Bên cạnh đó, hỗ trợ 350 bộ khung dệt cho các hộ gia đình, nhóm hộ gia đình có hoạt động sản xuất nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh; mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm tại cộng đồng… Đến nay, số người biết làm nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đã tăng lên hơn 12.000 người (năm 2017 khi Đề án được phê duyệt có hơn 2.200 người).

Qua việc thực hiện Đề án cho thấy, đồng bào các DTTS tại chỗ, nhất là những người trong độ tuổi lao động, thanh thiếu niên, người có uy tín đã hiểu về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc mình; tích cực tham gia bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa, những sản phẩm truyền thống độc đáo; tham gia truyền nghề, học nghề để lưu giữ nghề nghiệp và phát huy giá trị văn hóa của các nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một...

Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núiPhiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

SKĐS - Sở Công Thương tỉnh Lào Cai phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Bảo Thắng vừa tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Bảo Thắng năm 2023.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Một già làng vùng dân tộc Raglai ở Khánh Hòa kiên trì vận động xây nên những ngôi nhà mới.


PV
Ý kiến của bạn