Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê tại Đắk Lắk

03-11-2023 12:55 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Chiều 2/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã phối hợp với UBND xã Hòa Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của người Êđê tại buôn Drai H’ling và Khai giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719)

Trước đó, UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành Quyết định thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của người Êđê buôn Drai H’ling, Hòa Xuân. 

Câu lạc bộ gồm 12 thành viên là phụ nữ của 3 buôn trong xã. Hoạt động của Câu lạc bộ hướng tới mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống từ di sản văn hóa.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê tại Đắk Lắk - Ảnh 1.

Ban Tổ chức tặng các trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ hoạt động của CLB. Ảnh: Kim Bảo

Các hoạt động của Câu lạc bộ không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của người Êđê, mà còn hỗ trợ các thành viên phát triển sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững. Hoạt động đầu tiên là mở lớp hướng dẫn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống Êđê cho 15 phụ nữ trong xã. Trong thời gian 20 ngày, các học viên sẽ được nghệ nhân truyền dạy các kỹ năng dệt cơ bản, cách lên khung, xếp sợi để tạo hình hoa văn và tạo khổ dệt một sản phẩm cụ thể.

Tại Lễ ra mắt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã trao tặng các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư gồm máy khâu, khung dệt... để hỗ trợ Câu lạc bộ tổ chức lớp truyền dạy dệt thổ cẩm và duy trì sinh hoạt lâu dài.

Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục vận động nhân rộng mô hình đến các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. 

Đây là một trong những bước quan trọng nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư nâng cao trách nhiệm trong việc bảo tồn tài nguyên văn hóa. Đồng thời giúp người dân thay đổi nhận thức, tích cực tham gia kinh doanh du lịch để được hưởng lợi từ du lịch.

Trải nghiệm không gian "Sáp ong - Sắc chàm" của dân tộc Mông và DaoTrải nghiệm không gian 'Sáp ong - Sắc chàm' của dân tộc Mông và Dao

SKĐS - Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021-2025. Sự kiện diễn ra trong hai ngày 10 và 11/11/2023 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Xem thêm video đang được quan tâm

Một già làng vùng dân tộc Raglai ở Khánh Hòa kiên trì vận động xây nên những ngôi nhà mới.


T.Vũ
Ý kiến của bạn