Bảo tồn bền vững tài nguyên dược liệu Việt Nam

27-10-2023 16:25 | Y học cổ truyền

SKĐS - Số lượng loài dược liệu có nguy cơ tuyệt chủng tăng dần theo thời gian, nếu không có các biện pháp bảo tồn nguồn gen bản địa thì rất nhiều loài sẽ không còn trong tự nhiên.

Thúc đẩy phát triển các vùng dược liệu ở Đắk NôngThúc đẩy phát triển các vùng dược liệu ở Đắk Nông

SKĐS - Đắk Nông được đánh giá là 1 trong những địa phương có tiềm năng, thế mạnh về trồng dược liệu, được quy hoạch với vai trò là một trong những địa phương trọng điểm về phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Tài nguyên phong phú nhưng khai thác tự phát

Theo PGS.TS Phạm Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên dược liệu, Viện Dược liệu, Việt Nam có nguồn tài nguyên cây thuốc rất phong phú, đa dạng với trên 5000 loài, mỗi địa phương có hệ thống cây đặc hữu mang bản sắc vùng miền. Đây là nguyên liệu để chúng ta nghiên cứu, gìn giữ, tìm ra các hoạt chất mới, công dụng mới làm nguyên liệu sản xuất thuốc trong tương lai.

Dù có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nhưng trải qua nhiều năm, các yếu tố phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa, nhu cầu sử dụng cây thuốc gia tăng... nên nguồn tài nguyên dược liệu suy giảm mạnh, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khai thác dược liệu, chúng ta chưa quan tâm nhiều đến tái sinh hay khai thác bền vững.

Bảo tồn bền vững tài nguyên dược liệu Việt Nam - Ảnh 2.

Việt Nam đang nỗ lực bảo tồn tài nguyên dược liệu.

PGS.TS Phạm Thanh Huyền cho hay, năm 2006 trong danh mục đỏ, Việt Nam có 144 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đến năm 2019 tăng lên 160 loài. Hiện nay có khá nhiều cây thuốc nằm trong danh mục kiểm soát để hạn chế khai thác thương mại. Đa phần thuốc đặc hữu quý hiếm gắn liền với người dân tộc thiểu số, vùng rừng núi xa xôi. Nên cần giải pháp vừa khai thác, vừa bảo tồn các loài đặc hữu quý hiếm.

Việc tận thu này đang diễn ra phổ biến làm suy giảm cây dược liệu, cây thuốc quý, thậm chí dẫn đến tuyệt chủng. Khi cây bị tuyệt chủng sẽ rất nguy hại, ảnh hưởng đến các bài thuốc. Cây thuốc mất đi, bài thuốc sẽ thiếu vị, không còn tác dụng như ban đầu nữa.

Là viện nghiên cứu đầu ngành về dược liệu, thời gian qua, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong đánh giá tài nguyên dược liệu, chọn tạo giống và nghiên cứu về tác dụng dược lý, độ an toàn của dược liệu đối với sức khỏe con người. Theo đó, Viện đã thành lập các đơn vị chuyên về công nghệ sinh học, đầu tư các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho nghiên cứu và thu hút nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực này. Một trong những thành tựu nổi bật là đã triển khai kỹ thuật DNA barcode để xác định tính đúng của dược liệu, từ đó phát hiện các mẫu dược liệu giả mạo.

DNA barcode là các trình tự nucleotid ngắn, ổn định trong hệ gen lục lạp của thực vật, được sử dụng hỗ trợ trong công tác giám định loài thực vật ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ kỹ thuật này, dược liệu đã qua sơ chế, bị phân mảnh, vẫn được nhận biết thông qua các trình tự DNA đặc trưng trong tế bào cây. Quy trình này là kết quả nghiên cứu cơ bản về điều tra, thu thập, nhận dạng loài, phân tích đa dạng di truyền cũng như đánh giá, phát hiện các trình tự DNA barcode cho từng loài.

PGS.TS Phạm Thanh Huyền cho biết, công cụ này sẽ bảo vệ người tiêu dùng trước dược liệu giả mạo, trả lại giá trị thật của dược liệu và làm rõ thông tin khoa học của dược liệu phục vụ cho nghiên cứu, phát triển. Cũng nhờ đó, năm 2022, Viện Dược liệu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là đơn vị có đủ năng lực tham gia thẩm định tính đúng của các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trong các vụ buôn bán quốc tế. Các nhà khoa học của Viện Dược liệu sẽ cần nghiên cứu khoảng 100 loài dược liệu có giá trị kinh tế để đồng bộ nhận diện về hình thái và DNA, tạo thành kho dẫn liệu cho khoa học và khai thác phục vụ cuộc sống.

Hình thành các vườn bảo tồn cây thuốc cấp quốc gia

Theo PGS.TS Phạm Thanh Huyền, từ năm 1988 Viện Dược liệu đã thực hiện song song 2 dự án liên quan bảo tồn gen dược liệu. hiện đã xây dựng được mạng lưới bảo tồn nguồn gen trên khắp cả nước ở 7 vùng bảo tồn khác nhau. Hiện nay Viện đang tiến hành bảo tồn trên 1500 nguồn gen với gần 1000 loài cây thuốc ở các vùng sinh thái khác nhau. Qua đó đang thực hiện bảo tồn gần 100 đối tượng thuộc danh mục đỏ Việt Nam. "Bên cạnh bảo tồn chuyển vị, chúng tôi phối hợp với một số vườn quốc gia để bảo tồn tại chỗ các nguồn gen đặc hữu, quý hiếm", TS Huyền nói.

Bảo tồn phải gắn với phát triển, Viện Dược liệu đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu khoảng 30 nguồn gen có giá trị kinh tế mang tính đặc hữu, quý hiếm, hoàn thiện quy trình công nghệ, dữ liệu để ứng dụng chuyển giao, phát triển nguyên liệu làm thuốc trên cả nước.

Trung tâm Tài nguyên Dược liệu có nhiệm vụ điều tra, đánh giá tài nguyên dược liệu, xác định các loài cây thuốc đặc hữu quý hiếm và đề xuất giải pháp bảo tồn phát triển các nguồn gen này. Nhiều năm qua, Viện Dược liệu tập trung vào khoảng 20 loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế để cỏ những nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất biện pháp để đưa các loài này ra khỏi danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam.

Với việc hình thành các vườn cây thuốc ở các địa phương, giai đoạn 2017-2022, Viện Dược liệu đã triển khai đề tài cấp quốc gia, nghiên cứu khoảng 300 nguồn gen thuộc 100 loài thuốc đặc hữu, quý hiếm thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hình thành vườn cây thuốc khoảng 10ha tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.

"Hiện chúng tôi được Bộ KHCN giao nhiệm vụ tiếp tục thực hiện ở vùng Tây Bắc, dự kiến sẽ bảo tồn phát triển 400 nguồn gen đặc hữu quý hiếm của vùng Tây Bắc trên 150 loài tại Vườn quốc gia Hoàng Liên. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều mô hình như vậy để hình thành các vườn bảo tồn cây thuốc cấp quốc gia, lưu giữ, bảo tồn các loài đặc hữu", PGS.TS Phạm Thanh Huyền chia sẻ.

Cách nào phát triển công nghiệp dược liệu ở Việt Nam?Cách nào phát triển công nghiệp dược liệu ở Việt Nam?

SKĐS - Sản xuất đông dược bằng công nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay, vừa để bảo tồn giá trị của bài thuốc, vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bảo Tồn Và Phát Triển Cây Dược Liệu Quý Ở Hà Giang I SKĐS


PV
Ý kiến của bạn