Ảnh hưởng bão số 8 đã gây mưa lớn, lở núi làm 19 dân lành Khánh Hòa thiệt mạng
Sáng ngày 23/11, Đài khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ cho biết, bão số 9 tuy di chuyển chậm nhưng càng ngày càng mạnh và lượng mưa đổ xuống cực lớn. Nguy cơ lũ quét xảy ra với các tỉnh; Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên là rất cao. Đến 04 giờ ngày 24/11, vị trí tâm bão ở khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 230km về phía Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 130km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 180km tính từ tâm bão. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ với cường độ mạnh cấp 8, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 25/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp9. Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 25/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Nhiều khu dân cư ở Nam Trung Bộ thành đống đổ nát do ảnh hưởng bão số 8
Trước những diễn biến phức tạp của bão, các tỉnh Nam Trung Bộ khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó. Theo thống kê, 9 tỉnh từ Quảng Nam đến Vũng Tàu, có khoảng 29.000 tàu cá đang đánh bắt. Trên khu vực này có 27 điểm neo đậu tàu thuyền. Có trên 4.300 tàu cá với trên 5.000 ngư dân ở các điểm đánh bắt không an toàn ngay trong ngày 23/11 sẽ được đưa đến nơi trú ẩn an toàn.
Vùng được dự báo bão sẽ đổ bộ vào mạnh nhất là Khánh Hòa. Ông Lê Đức Vinh, chủ tịch tỉnh này cho biết; Luôn bám sát các thông tin dự báo. Toàn tỉnh có gần 1.000 điểm xung yếu, hơn 280.000 dân, hàng trăm lồng bè, 4.000 tàu cá cần di dời để đảm bảo an toàn. Ngay trong ngày và đêm 23/11, tỉnh chỉ huy mọi lực lượng tham gia sơ tán, dy chuyển dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Ngọc Hai cũng cho biết; Toàn tỉnh có 37 điểm xung yếu, dễ sạt lở, trên 10.000 dân cần phải sơ tán đến nơi an toàn. Ngay trong ngày 23/11, tỉnh sẽ tiến hành sơ tán xong. Riêng hơn 1.400 tàu thuyền đánh bắt gần và xa bờ đã được đưa đến nơi neo đậu an toàn. Tại Ninh Thuận, Phú Yên cũng đã triển khai các biện pháp ứng phó như; Chằng nhà cửa, sơ tán dân, đặt cảnh báo ở các nơi nguy hiểm.
Sở Y tế các tỉnh Nam Trung Bộ cũng đã chỉ đạo các Trung tâm y tế địa phương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân trong mùa mưa, bão, nhất là các khu vực bị ngập lụt kéo dài; chuẩn bị đầy đủ các cơ số thuốc cần thiết để phục vụ ứng cứu khi có sự cố do bão gây ra. Các đội y tế ứng cứu cơ động phải luôn túc trực sẵn sàng.