
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, lúc 19h, tâm bão ở vùng biển đông bắc khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt 117 km/h, tương đương cấp 10-11, giật cấp 14.
Đến 19h ngày 20/7, tâm bão ở khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc – 112,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh cấp 11–12, giật cấp 15. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó chuyển hướng Tây với tốc độ 20–25km/h và có khả năng mạnh thêm.

Bão số 3 đang giật cấp 14 trên Biển Đông.
Vùng nguy hiểm từ vĩ tuyến 19,0–23,0 độ Vĩ Bắc; kinh tuyến 110,5–120,0 độ Kinh Đông.Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3, áp dụng cho vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông.
Đến 19h ngày 21/7, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h. Tâm bão ở khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc – 108,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ. Sức gió giảm còn cấp 10–11, giật cấp 13.
Vùng nguy hiểm là phía Bắc vĩ tuyến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3, áp dụng cho vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ.
Đến 19h ngày 22/7, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với vận tốc 10–15km/h và có xu hướng suy yếu dần. Vị trí tâm bão khi đó ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc – 105,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Sức gió giảm còn cấp 8, giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm là phía Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 110,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3, áp dụng cho khu vực Vịnh Bắc Bộ.
Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km và tiếp tục suy yếu thêm.
Do tác động của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao 5,0-7,0m. Biển động dữ dội. Từ ngày 21/7, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Cát Bà) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14; sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm 3,0-5,0m. Biển động dữ dội.
Từ chiều 21/7, vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m. Biển động rất mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Cơ quan khí tượng khuyến cáo các địa phương ven biển Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hóa cần theo dõi sát diễn biến của bão, chủ động phương án ứng phó với mưa lớn, gió mạnh và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Các tàu thuyền hoạt động ở Bắc Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ cần nhanh chóng tìm nơi tránh trú an toàn.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão có thể đạt cường độ mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 14-15 ở phía đông bán đảo Lôi Châu. Do vùng mưa và gió mạnh lệch tây và nam, mưa giông có thể xuất hiện từ ngày 20-21/7 khi bão còn ở ngoài khơi. Dự kiến từ sáng 22/7, bão bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Thanh Hóa, gây gió mạnh ven biển và mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển bắc Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15, sóng cao 5-7 m. Từ ngày 21/7, vùng biển bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Cát Bà) gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14, sóng cao 2-4 m, vùng gần tâm 3-5 m.
Từ chiều 21/7, vùng biển nam Vịnh Bắc Bộ gió tăng cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, sóng cao 2-4 m. Tàu thuyền hoạt động trong các khu vực trên cần đặc biệt lưu ý an toàn.
Cơ quan khí tượng nhận định bão Wipha có quỹ đạo tương tự bão Yagi trước đó, cường độ có thể không mạnh bằng nhưng nguy cơ gây mưa lớn diện rộng cho Bắc Bộ.
Từ đầu năm, Biển Đông đã xuất hiện ba cơn bão. Trong đó, bão Danas không ảnh hưởng đất liền, còn bão Wutip tháng 6 gây mưa lớn từ ngày 11 đến 13/6 tại khu vực Trung Trung Bộ. Đợt mưa lũ này làm 11 người thiệt mạng tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, hơn 3.500 nhà bị ngập, 88.000 ha cây trồng bị thiệt hại. Nhiều tuyến giao thông sạt lở, ngập úng; hàng loạt chuyến bay từ Đà Nẵng bị hoãn, hủy; đêm chung kết cuộc thi hoa hậu phải dời lịch do nước sông Hương dâng cao.