Hà Nội

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo, chiếm đoạt tiền

09-08-2022 15:19 | Pháp luật
google news

SKĐS - Theo Bộ Công an, thời gian vừa qua, nhiều đối tượng giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện để hăm dọa bị hại để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

Lừa đảo, chiếm đoạt tiền qua tài khoản ngân hàng gia tăng, Thống đốc NHNN đưa ra giải pháp gì?Lừa đảo, chiếm đoạt tiền qua tài khoản ngân hàng gia tăng, Thống đốc NHNN đưa ra giải pháp gì?

SKĐS - ĐBQH đã nêu lên thực trạng, tội phạm về công nghệ cao có chiều hướng gia tăng, đặc biệt vấn đề lộ, lọt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng… đã bị các đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Tại Báo cáo của Bộ Công an về các vấn đề liên quan đến phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã nêu lên giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tình trạng đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Bộ Công an, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo, chiếm đoạt tiền diễn biến phức tạp - Ảnh 2.

Nhiều nạn nhân đã mất từ vài triệu đồng đến cả tỷ đồng vì bị các đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan chức năng.

Về tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Bộ Công an cho biết, mặc dù thủ đoạn không mới, song cách thức tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, với số lượng lớn bị hại tham gia tại nhiều địa phương trên cả nước, nổi lên với các thủ đoạn như là thông qua các sàn Forex, giao dịch tiền ảo, ngoại tệ ảo; Đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng trực tuyến, nhân viên làm việc tại nhà, tạm ứng hoặc thanh toán đơn hàng; chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, sim…; rao bán hàng giả, hàng nhái; Giả mạo các trang thông tin điện tử để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Đặc biệt, Bộ Công an cho biết, các đối tượng giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện qua giao thức Internet (VoIP) để hăm dọa bị hại có liên quan đến các vụ án đang điều tra, yêu cầu bị hại chuyển tiền đến các tài khoản do các đối tượng chỉ định hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP để xác thực chuyển tiền để kiểm tra, xác minh sau đó chiếm đoạt…

Trước tình hình đó, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nắm tình hình; chủ động phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao; triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng… Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn gặp một số khó khăn, hạn chế.

Theo Bộ Công an, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý với tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tập trung tham mưu với Quốc hội, Chính phủ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự trên không gian mạng;

Siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google...);

Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, công khai, lưu động một số vụ điển hình, dư luận quan tâm để răn đe, phòng ngừa chung...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Trùm xăng lậu chi “lương tháng” khủng tới 38 tỷ cho Cảnh sát biển, lót đường nhập lậu xăng giả |SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn