Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ từ 0 đến 8 tuổi ở Hoa Kỳ đã tăng 10% trong giai đoạn 2014-2016, dữ liệu mới được công bố hôm 26/3 bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Theo báo cáo, hiện cứ 1 trên 54 trẻ dưới 8 tuổi được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ADS) so với 1 trên 59 trẻ năm 2014. Đáng báo động là trong số đó chỉ có 36% trẻ được đánh giá toàn diện trước 3 tuổi.
ASD là thuật ngữ chỉ các tình trạng liệt vào nhóm rối loạn phát triển thần kinh, mắc 1 trong 2 triệu chứng bao gồm mắc những vấn đề liên quan đến giao tiếp và tương tác xã hội; những thói quen, hành vi lặp đi lặp lại.
Dữ liệu được thu thập bởi Mạng theo dõi khuyết tật tự kỷ và phát triển (ADDM), một chương trình giám sát tích cực cung cấp các ước tính về tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ em trên toàn nước Mỹ.
Kể từ khi mạng ADDM bắt đầu lần đầu tiên vào năm 2000, tỷ lệ mắc đã tăng khoảng 175% ở trẻ em từ 0- 8 tuổi ở Mỹ. Tỷ lệ trẻ tự kỷ gia tăng có thể phản ánh sự khác biệt trong thực tiễn để xác định bệnh tự kỷ, thay đổi dữ liệu có sẵn cho hệ thống giám sát hoặc các yếu tố không xác định khác.
Theo Zachary Warren, Tiến sĩ, một nhà nghiên cứu của mạng lưới ADDM, số trẻ em không được đánh giá tự kỷ trước 3 tuổi được khuyến nghị là đáng báo động.
Dữ liệu mới tiếp tục cho thấy tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ trai cao hơn trẻ gái, với trẻ trai có khả năng chẩn đoán cao gấp 4,3 lần so với trẻ gái và không có sự khác biệt chung về tỷ lệ tự kỷ giữa trẻ da đen và da trắng.
CDC hy vọng dữ liệu này sẽ làm gia tăng nhận thức về tự kỷ trong cho cộng đồng và giúp những nhà hoạch định chính sách có kế hoạch đào tạo, giúp đỡ dành cho người tự kỷ xuyên suốt cuộc đời.