Báo động đỏ cứu sống ngoạn mục bệnh nhân rối loạn đông máu

28-05-2019 13:00 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Theo thông tin Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cứu bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia A qua cơn nguy kịch.

Bệnh nhân là anh Nguyễn Văn T. sinh năm 1988, thường trú tại Vĩnh Lương, Nha Trang. Vừa qua bệnh nhân bị nôn ra máu và đi cầu phân đen, nhập viện vào điều trị tại khoa Nội Tổng hợp Thần kinh (THTK) ngày 21/5/2019.

Bệnh nhân được nội soi phát hiện loét mặt sau hành tá tràng (HTT) Forest IA. Tình trạng xuất huyết tiêu hóa không được cải thiện, chiều cùng ngày, bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc (HSTCCĐ) trong tình trạng choáng mất máu, da và niêm mạc nhợt nhạt, HA 70/30 mmHg, mạch nhanh nhẹ khó bắt.

Ngay sau đó, được  các bác sĩ tiến hành thủ thuật nội soi chích cầm máu. Đồng thời tích cực hồi sức bằng các loại dịch truyền, thuốc và các chế phẩm của máu, đặc biệt là tủa lạnh yếu tố VIII(8) là chế phẩm đặc hiệu cho bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia A. Đến 14g ngày 22/5 tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ổn định, được chuyển về khoa Nội THTK.

Bệnh nhân đang được các bác sĩ theo dõi chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên đến đêm 25/5 bệnh nhân tiếp tục đi cầu ra máu bầm, số lượng nhiều, bệnh nhân đi dần vào trình trạng choáng mất máu lần 2, bệnh nhân lại được chuyển về khoa HSTCCĐ. Mặc dù đã được nội soi chích cầm máu 2 lần, nhưng thất bại. Ngày 26/5/2019 bệnh nhân được hội chẩn toàn viện gồm trực lãnh đạo bệnh viện, khoa HSTCCĐ, khoa Huyết học truyền máu (HHTM) và Ngoại Tổng quát (TQ) để tìm ra phương hướng điều trị khả thi nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán: Choáng mất máu/Xuất huyết tiêu hóa do loét HTT đã nội soi cầm máu 2 lần thất bại trên bệnh nhân có tiền sử Hemophillia A. Tiên lượng rất nặng, có nguy cơ tử vong. Cùng lúc này BSCK2. Cao Việt Dũng đã phát lệnh "báo động đỏ" nội viện cho các khoa có liên quan và ngoại viện cho Trung tâm (TT) HHTM, nhằm tập trung cứu sống bệnh nhân.

Trong tình huống "tiến thoái lưỡng nan", tình trạng bệnh nhân mạch khó bắt, HA không đo được, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm là 02 cm nước. BS Dũng- Phos giám đốc Bệnh viện chỉ định mổ hở cấp cứu để cầm máu cho bệnh nhân. Trong khi chờ giải thích cho người nhà ký giấy mổ, bệnh nhân được hồi sức tích cực để nâng huyết áp, khoa HHTM chuẩn bị các chế phẩm của máu, yếu tố VIII. Bệnh nhân được chuyển mổ lúc 10g45p cùng ngày. Vào ổ bụng, mở hành tá tràng thấy ổ loét đang chảy máu. Các phẫu thuật viên đã khâu cầm máu ổ loét, khâu lại HTT và đóng bụng. Sau mổ bệnh nhân được khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức giải mê và hồi sức tích cực để duy trì các dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân.

Sáng ngày 27/5/2019 bệnh nhân được điều trị tiếp tục tại phòng cấp cứu của khoa Ngoại TQ, bệnh nhân tỉnh nhưng còn mệt, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, sonde dạ dày không ra máu, các dấu hiệu sinh tồn bình thường, chưa đi cầu.

Trong quá trình điều trị từ lúc vào viện đến hiện tại ngoài số lượng dịch truyền các loại, bệnh nhân T. được sử dụng các chế phẩm của máu bao gồm: 22 đơn vị Hồng cầu khối, 1 đơn vị tiểu cầu, 155 đơn vị tủa lạnh yếu tố VIII, 1 đơn vị huyết tương tươi.

ThS.BS. Võ Thị Hồng Hà- Trưởng khoa HHTM cho biết; Bệnh nhân T. có tiền sử mắc bệnh Hemophillia A được phát hiện khi lên 7 tuổi, là thành viên của Câu lạc bộ Hemophillia tỉnh Khánh Hòa, được điều trị nhiều lần tại khoa Nội THTK. Nên khi bệnh nhân vào viện, BS điều trị đã liên hệ trước với BS Hà để tham khảo các chế phẩm cầm máu cho bệnh nhân..

Thực hiện triển khai báo động đỏ của trực lãnh đạo. khoa đã liên hệ trực tiếp với TT HHTM để chuẩn bị các chế phẩm của máu, yếu tố VIII. Rất may mắn là TT HHTM còn lưu trữ cơ số huyết tương tươi đông lạnh, để sản xuất ra tủa lạnh yếu tố VIII. Để kịp thời gian cấp cứu, ngay trong 2 giờ đầu cho rã cơ số 40 đơn vị để truyền cho bệnh nhân ngay vì tình trạng lâm sàng thời điểm đó không thể trì hoãn. Sau đó tiếp tục rã đông theo quy trình để sử dụng cầm máu cho bệnh nhân trong giai đoạn hậu phẫu. Tất cả BS khoa HHTM và TT HHTM đã phối hợp nhiệt tình và nhịp nhàng cùng với các khoa lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân. Kết quả sáng nay các chỉ số xét nghiệm đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân rất tốt.

Đây là trường hợp đầu tiên tại Bệnh viện ĐK tỉnh Khánh Hòa mổ hở trong tình trạng tối khẩn cấp, để cứu sống cho bệnh nhân Hemophillia A. Nếu không mổ bệnh nhân cũng tử vong, nhưng chuyển vào TP HCM thì không thể vì đang xuất huyết và choáng nặng, nhưng mổ hở thì tỉ lệ tử vong càng cao khi máu không cầm được. Nhưng nhờ quy trình báo động đỏ, nhờ sự quyết tâm cấp cứu bệnh nhân của các bác sĩ và của cả ekip nhân viên y tế của Bệnh viện ĐK tỉnh Khánh Hòa mà bệnh nhân đã qua được cơn nguy kịch 'ngàn cân treo sợi tóc" BS.Hà nhấn mạnh.

Hemophillia là bệnh rối loạn đông máu do thiếu một trong ba yếu tố đông máu ( yếu tố VIII(8), IX(9), và X(10)). Bệnh mang tính chất di truyền, biểu hiện chính là máu khó đông, gây ra xuất huyết rải rác ở cơ, khớp, và chảy máu kéo dài, có thể xuất huyết trong não...

Bệnh Hemophilia rất nguy hiểm. Nếu để bệnh biến chứng, việc điều trị kéo dài vừa rất khó khăn vừa tốn kém cho người bệnh lẫn quỹ bảo hiểm. Hậu quả của biến chứng thường khiến người bệnh bị tàn tật suốt đời. Tuy nhiên, việc dự phòng tương đối đơn giản, chỉ cần bổ sung yếu tố đông máu khi cần thiết, bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm việc và phát triển như người bình thường.

Lê Hồng
Ý kiến của bạn