Hà Nội

Báo động dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

20-11-2022 17:48 | Dinh dưỡng mẹ và bé
google news

SKĐS - Trẻ em các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Số liệu cho thấy có 38% trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấpNguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp

SKĐS - Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là tình trạng thường gặp ở trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tình trạng viêm đường hô hấp cấp xảy ra thường xuyên. Cha mẹ cần lưu ý dinh dưỡng phù hợp cho con.

Tỷ lệ thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần người Kinh

Theo TS.BS Huỳnh Nam Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực trạng dinh dưỡng của trẻ em vùng dân tộc thiểu số rất đáng báo động. Việt Nam với gánh nặng 3 lần về suy dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng thấp còi, suy dinh dưỡng nhẹ cân và thể thừa cân béo phì. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 1990-2020 đã giảm đáng kể, từ 56.5% vào năm 1990 xuống còn 19,6% năm 2020.

Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em từ 5-19 tuổi, năm 2020 có 12,2% trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 14,8% trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi và 19,0% trẻ thừa cân béo phì. Xu hướng giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng được khắc phục, giảm từ 45,2% năm 1990 xuống còn 19,6% năm 2020.

Chênh lệch các chỉ số dinh dưỡng giữa vùng miền vẫn còn cách biệt đáng kể. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quôc trung bình là 19,6% trong đó vùng miền núi phía Bắc chiếm 37,4%, Tây Nguyên 28,8%, miền Trung là 17,4%, Đồng bằng sông Hồng 11,2%, đồng bằng sông Cửu Long 12,4% và thấp nhất là Đông Nam Bộ 9,7%. Trong đó chênh lệch vùng thành thị - nông thôn- miền núi tương ứng là 12.4%-14,9% và 38%.

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng toàn quốc đã giảm, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số (31.4%) vẫn cao gấp 2 lần nhóm trẻ là người Kinh (15.0%) đồng thời tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số thiếu cân cũng lớp hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em là người Kinh. Hơn nữa, 119.957 (60%) trong tổng số 199.535 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ở 10 tỉnh thành có tỷ lệ thể thấp còi cao nhất cả nước đều là người dân tộc thiểu số.

Báo động dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Tỷ lệ thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần người Kinh.

Ngoài những khác biệt tương đối rõ ràng này, mức độ chênh lệch còn xuất hiện trong vấn đề thiếu hụt vi chất dinh dưỡng còn được gọi là nạn đói tiềm ẩn.

Tỷ lệ trẻ bị thiếu máu cao nhất luôn nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, cũng là địa bàn sinh sống của 75% các nhóm dân tộc thiểu số. Trong khi tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tại Việt Nam là 27,8%, con số này với trẻ em là người dân tộc thiểu số là 43%. Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ sinh non và sinh nhẹ cân, thiếu sắt cũng là vấn đề phổ biến với trẻ em khu vực miền núi (81%) so với khu vực thành thị với phần lớn dân số là người Kinh (50%).

Nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của trẻ

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng sau 6 tháng được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ dưới 1 tuổi cần được cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung để đảm bảo mức độ tăng trưởng tối đa.

Tuy nhiên trẻ em dân tộc thiểu số không có điều kiện để tiếp nhận chế độ dinh dưỡng đó. Nhìn chung chỉ có 39% trẻ là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 6-23 tháng có chế độ dinh dưỡng đầu đủ so với 69% trẻ em là người Kinh/Hoa.

Sức khỏe kém: Tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng do trứng giun truyền qua đất từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân ảnh hưởng đến dinh dưỡng ở trẻ, khiến trẻ kém hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Theo nhận định của Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2014 của Việt Nam, tiêu chảy là một bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân tộc thiểu số. Kết quả điều tra cho thấy, 18,5% trẻ em dân tộc thiểu số bị tiêu chảy tại thời điểm khảo sát, so với chỉ 6,5% trẻ em là người Kinh/Hoa.

Tiếp cận các dịch vụ y tế: Dịch vụ chăm sóc trước sinh giúp phụ nữ mang thai được cung cấp các dịch vụ về dinh dưỡng thiết yếu bao gồm bổ sung sắt, axit folic, bổ sung năng lượng và protein đẻ duy trì dinh dưỡng cũng như dịch vụ tư vấn dinh dưỡng nhằm giúp học có thực hành phù hợp về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Báo động dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Nhiều trẻ em dân tộc thiểu số không có điều kiện để tiếp nhận chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn.

Tuy nhiên, theo khảo sát MICS năm 2014, chỉ có 32,7 phụ nữ là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15-49 và đã sinh con trong vòng 2 năm trước cuộc khảo sát đã đi khám thai theo khuyến nghị trong khi 82,1% phụ nữ là người Kinh đi khám thai từ 4 lần trở lên.

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Môi trường sống thể chất không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến rối loạn chức năng đường ruột và dẫn đến tinfht rạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Theo khảo sát MICS 2014, chỉ có 2,4% hộ dân tộc Kinh/Hoa phóng uế bừa bãi trong khi đây là thói quen của 26,8% hộ gia đình dân tộc thiểu số. Hơn nữa, 81,7% hộ gia đình là người Kinh/Hoa so với 38,7% hộ gia đình dân tộc thiểu số, có sử dụng nguồn nước sinh hoạt cũng như các công trình vệ sinh đảm bảo.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ chưa được đảm bảo: Kết hôn sớm và mang thai ở tuổi vị thành niên có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, tăng tình trạng nhẹ cân khi sinh và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Theo khảo sát MICS năm 2014, 23,9% phụ nữ dân tộc thiểu số ở độ tuổi 15-19 đã trải qua sinh nở, so với 5,1% phụ nữ người Kinh/Hoa.

Nỗ lực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em

Dự án 7 chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh duỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025. Dự án đặt mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm xuống dưới 5%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15% và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi dưới 27%.

Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế/người cung cấp dịch vụ tại các tuyến về chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời. Xây dựng chương trình và tài liệu tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời; Tập huấn nâng cao năng lực cho người cung cấp dịch vụ tuyến tỉnh, huyện, xã về chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời.

Triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời;  Hỗ trợ cải thiện SK và DD cho BMMT và trẻ nhỏ bao gồm trường hợp khẩn cấp bằng cung cấp viên sắt cho BMMT; Cấp phát sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ 6-23 tháng bị SDD: bột đa vi chất;  Phát hiện, điều trị và quản lý trẻ SDD cấp tính;  Củng cố và hoàn thiện hệ thống chuyên trách và CTV dinh dưỡng

Năm 2022, viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện xây dựng, cập nhật, chỉnh sửa tài liệu về Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, tài liệu tập huấn cho CB y tế và nhân viên y tế thôn bản, tài liệu hướng dẫn các mô hình CSDD 1000 ngày đầu đời. Tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho cán bộ tuyến tỉnh, tập huấn elearning Mặt trời bé thơ cho cán bộ tỉnh (học trên mạng); Tập huấn TOT giảng viên tuyến tỉnh cho CSDD 1000 ngày đầu đời (trực tiếp);  Lớp Dinh dưỡng công đồng 1 tháng (qua zoom) cho CB tuyến tỉnh (qua Zoom).

Triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại tỉnh Thanh Hóa, Đắk Lắk, Cà Mau với các hoạt động khảo sát ban đầu và xây dựng kế hoạch với tỉnh, đề xuất mô hình phù hợp.

Nuôi con bằng sữa mẹ để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻNuôi con bằng sữa mẹ để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

SKĐS - Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng… cho sự phát triển cơ thể trẻ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cẩn Trọng Với 5 Bệnh Mùa Đông - Xuân Ai Cũng Có Thể Mắc Phải | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn