Báo chí có sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải thông tin về bình đẳng giới

29-10-2022 11:37 | Xã hội
google news

SKĐS - Báo chí, truyền thông có sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải thông tin về bình đẳng giới, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng.

Ngày 28/10, tại Hà Nội, Vụ bình đẳng giới (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đã phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

Cần "bình đẳng giới" trong chính những bài báo viết về giới, bạo lực giới - Ảnh 1.

Ông Lê Khánh Lương - Quyền Vụ trưởng vụ bình đẳng giới (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết việc phấn đấu đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực chất là một quá trình lâu dài

Bà Lê Lan Phương, Quản lý dự án, đại diện UN women tại Việt Nam cho biết rằng theo Báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu (Global Gender Gap Report) năm 2022 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam hiện đang được xếp vị trí  thứ 83/146 quốc gia được khảo sát trên thế giới về thu hẹp khoảng cách giới.

Trao đổi tại cuộc tập huấn, ông Lê Khánh Lương - Quyền Vụ trưởng vụ bình đẳng giới (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết việc phấn đấu đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực chất là một quá trình lâu dài và đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực cả trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách nhằm đảm bảo mọi người dân được tham gia, đóng góp và thụ hưởng một cách công bằng các thành quả của sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại.

Cần "bình đẳng giới" trong chính những bài báo viết về giới, bạo lực giới - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Lan Phương - chuyên gia tư vấn UN Women chia sẻ những tài liệu cũng như câu chuyện về bất bình đẳng giới đã và đang xảy ra trong xã hội

Để làm được điều này, cần sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân, đặc biệt là các cơ quan thông tấn, báo chí, đội ngũ các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, các cộng tác viên truyền thông.

Tuy nhiên, việc truyền thông về bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông, báo đài hiện nay chủ yếu mới tập trung vào một số thời điểm trong năm; hình thức, công nghệ chưa phong phú; nội dung chưa chuyên sâu; đội ngũ phóng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên am hiểu pháp luật, chính sách về bình đẳng giới để thực hiện công tác truyền thông chưa nhiều,…

Cần "bình đẳng giới" trong chính những bài báo viết về giới, bạo lực giới - Ảnh 4.

Để chuyển tải những thông điệp bình đẳng giới và hạn chế tối đa những thông điệp ngầm vô hình trung tạo nên định kiến giới, khuôn mẫu giới tới cộng đồng, đội ngũ phóng viên, biên tập viên đóng vai trò quan trọng

Để chuyển tải những thông điệp bình đẳng giới và hạn chế tối đa những thông điệp ngầm vô hình trung tạo nên định kiến giới, khuôn mẫu giới tới cộng đồng, đội ngũ phóng viên, biên tập viên đóng vai trò quan trọng.

Tại buổi tập huấn, NCS. Nguyễn Thị Lan, Tư vấn chương trình Chấm dứt bạo lực với phụ nữ, UN Women - Giảng viên Khoa Giới và Phát triển, Học Viện Phụ Nữ Việt Nam  nhấn mạnh bình đẳng giới không chỉ nói về phụ nữ, các vấn đề của phụ nữ và đóng góp của họ. Bình đẳng giới là về mối quan hệ quyền lực giữa nam giới và nữ giới và để đạt được bình đẳng giới cần thiết phải thách thức và loại bỏ chuẩn mực/khuôn mẫu giới về nam giới và nữ giới. ...

Việt Nam đạt được những tiến bộ về bình đẳng giới trong chính trịViệt Nam đạt được những tiến bộ về bình đẳng giới trong chính trị

Khi nói đến vai trò của phụ nữ trong tham gia vào quá trình ra các quyết định chính trị, Việt Nam đã có một khuôn khổ pháp lý đầy đủ để đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống chính trị và hoạt động xã hội.


Hà Anh
Ý kiến của bạn