Bảo bối giúp trẻ hết ho vào thời điểm giao mùa

11-10-2018 09:15 | Đời sống
google news

SKĐS - Thời điểm giao mùa là lúc những cơn ho tấn công trẻ, những cơn ho tưởng chừng như chỉ là “bệnh vặt” nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn. Mẹ hãy bỏ túi ngay “bảo bối” trị ho cho cả người lớn và trẻ nhỉ dưới đây nhé. Chắc chắn sẽ rất hữu ích cho cả gia đình bạn để đề phòng những cơn ho phiền phức.

Ho là một triệu chứng thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, cơ thể bị nhiễm lạnh… Ho có thể là một cơ chế sinh lý để bảo vệ cơ thể, đồng thời có thể là triệu chứng của nhiều bệnh. Ho có nhiều biểu hiện như ho cấp tính, ho kéo dài mãn tính, ho khan, ho có đờm, ho kèm theo khan tiếng, ho cơn hoặc ho khúc khắc thỉnh thoảng xuất hiện một vài tiếng.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội – Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng BV Nhi trung ương cho biết: “Thông thường, ho do 2 tác nhân chính là virus và vi khuẩn, trên 60% ho thông thường chỉ do nhiễm virus chưa cần điều trị bằng kháng sinh mà chỉ cần điều trị bằng những bài thuốc dân gian hoặc siro ho thảo dược tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh, gây suy giảm miễn dịch ở trẻ”.

Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân nào gây ho?

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ và độ ẩm biến thiên mạnh là điều kiện cho vi rút và vi khuẩn gây bệnh phát triển và lây lan mạnh. Khi bị ho, thường là biểu hiện của một trong số bệnh lý sau:

Cảm lạnh:

Triệu chứng: Bé thường ho ướt – ho có đờm, kèm theo hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ (dưới 38,5oC).

Xử trí: Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý; giữ ấm cơ thể nhất là các phần cổ, ngực, thái dương, bàn tay, bàn chân; có thể uống 1- 2 thìa nước gừng ấm, hoặc nước mật ong, 2-3 lần/ ngày.

Cảm cúm:

Triệu chứng: thường ho nhiều, ho khan hoặc ho đờm, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, trẻ con thường mơ ngủ, quấy khóc, ít chơi, hay trớ, sốt cao ( trên 39 oC).

Xử trí: Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo; uống nhiều nước, có thể uống thêm nước hoa quả. Trong trường hợp sốt cao không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Ảnh minh hoạ

Viêm phế quản:

Triệu chứng: Ho có đờm, tiếng thở khó khè, khó thở và tức ngực. Sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Xử trí: hạ sốt bằng thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao trên 38,5oC. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý; uống nhiều nước. Trong trường hợp viêm phế quản nặng dẫn đến khó thở, tím tái cần đến cơ sở y tế để được kê đơn thuốc kháng sinh và điều trị.

Những thảo dược tốt cho chứng ho

Trong tất cả các bệnh lý trên đều có một triệu chứng khiến người bệnh rất khổ sở đó là ho.

Điều trị ho bằng thảo dược là phương pháp được nhiều người quan tâm không chỉ bởi tính hiệu nghiệm mà còn an toàn hơn cho bệnh nhân mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới người già.

Do đó, từ lâu, gừng, chanh đào, quất, lê… và cả lá thường xuân đã được nhiều quốc gia sử dụng để trị chứng ho. Và cách thông thường là hấp cách thuỷ các dược thảo này với mật ong hoặc có thể sử dụng các chế phẩm có chứa các dược thảo này.


Thuốc ho thảo dược Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.

Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Số đăng ký thuốc VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


Ý kiến của bạn