Hà Nội

Bangladesh thành lập nhiều trại cai nghiện “siro ho”

15-10-2015 14:10 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ấn Độ và Bangladesh đang đối mặt với vấn nạn “nghiện siro ho” trong cộng đồng. Đây là một loại thuốc ho dạng siro có chứa codein, có thể gây nghiện, tác hại của nó tương đương với việc nghiện ma túy.

Ấn Độ và Bangladesh đang đối mặt với vấn nạn “nghiện siro ho” trong cộng đồng. Đây là một loại thuốc ho dạng siro có chứa codein, có thể gây nghiện, tác hại của nó tương đương với việc nghiện ma túy. Một số công ty dược phẩm tại Ấn Độ đã được lệnh cắt giảm việc sản xuất thuốc ho, giảm kích thước lọ thuốc hoặc hạn chế số lượng thuốc ho cho mỗi người mua.

Bangladesh thành lập nhiều trại cai nghiện “siro ho”

Những chai thuốc ho này được nhập lậu từ Ấn Độ vào Bangladesh bất hợp pháp. Bangladesh là quốc gia Hồi giáo, người dân bị cấm uống rượu, họ đã sử dụng thuốc ho như một loại đồ uống thay thế rượu mặc dù Bangladesh đã cấm lưu thông thuốc gây nghiện như codein. Cơ quan kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) cho rằng, việc lạm dụng thuốc có chứa chất gây nghiện và buôn lậu từ Ấn Độ là một trong những "thách thức lớn nhất trong cuộc chiến chống ma túy " ở Nam Á.

Bangladesh thành lập nhiều trại cai nghiện “siro ho”

Giáo sư S.Rahman ở Trường Đại học Y Bangabandhu Sheikh Mujib cho biết, có khoảng 4 triệu người ở Bangladesh lạm dụng thuốc ho. Mặc dù thuốc ho tại Bangladesh đắt gấp 3 lần nhưng cung vẫn không đủ cầu. Tại trung tâm điều trị cai nghiện thuốc ho ở Dhaka, Bangladesh, có hàng trăm con nghiện với rất nhiều nghề nghiệp, độ tuổi khác nhau, nhưng đều bị nghiện... “thuốc ho”.

Bangladesh thành lập nhiều trại cai nghiện “siro ho”

Để cai nghiện siro ho, người bệnh phải sống tập trung trong 4 tháng với mức chi phí lên tới 500 USD. Họ được học về tác hại của các loại chất gây nghiện, ảnh hưởng của nó lên sức khỏe ra sao. Các biện pháp trị liệu về thể chất, tâm lý cộng với sự phối hợp của các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân vượt qua được cơn thèm thuốc ho và trở về với xã hội. Rất nhiều các trung tâm cai nghiện thuốc ho đang mọc lên ở Bangladesh để đáp ứng nhu cầu này.

Bangladesh thành lập nhiều trại cai nghiện “siro ho”

Trần Hải (theo Reuters)

 

 


Ý kiến của bạn