Trước đó, trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để “ổ dịch”, các khu vực nguy cơ cao tại TP Đà Nẵng; tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết phát hiện các trường hợp nghi nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm.
Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h00 ngày 5/8/2020, theo thống kê của worldometers.info:
*Thế giới: 18,691,689 người mắc; 703,374 người tử vong, 11,909,256 đã bình phục.
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 158/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 672 ca mắc COVID-19, 08 ca tử vong
Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 378 ca
- 294 ca bệnh đang được điều trị.
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay | Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng | Số TH đang được cách ly tập trung | Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
308 | 364 | 20.645 | 99.396 |
Tính đến 9h ngày 5/8: Việt Nam có tổng cộng 308 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Từ 18h ngày 4/8 – 6h sáng 5/8: ghi nhận 20 ca mắc mới.
2. Số ca bình phục trong 24h qua: 4 ca
3. Số ca tử vong: 08
4. Số ca tiến triển tốt:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 18 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 13 ca.
5. Số người cách ly: 120.041
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 1565
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 20.647
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 97.831
6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 308
7. Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 223 ca
8. Nhận xét:
- Thế giới ghi nhận 18,7 triệu ca mắc COVID-19 và với hơn 700.000 người chết, nhiều quốc gia phải tái áp đặt phong tỏa vì làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Diễn biến dịch trên thế giới vẫn đang phức tạp. Số ca mắc Covid-19 ở Mỹ Latinh và Caribe vượt 5 triệu ca. Số ca mắc Covid-19 tại nhiều nước châu Á hiện đang có xu hướng gia tăng mạnh. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới, tiếp đó là Brazil (2.751.665 trường hợp) và Ấn Độ (1.861.821 trường hợp); 22 quốc gia có số mắc trong khoảng 100.000 - 1.000.000 trường hợp; 190 quốc gia/vùng lãnh thổ có dưới 100.000 trường hợp mắc.
-Tại các nước Đông Nam Á, Philippines chỉ đứng sau Indonesia về số ca nhiễm và tử vong. Chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tái áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn ở thủ đô Manila trong vòng 2 tuần, từ ngày 4/8.
- Tại Việt Nam, trong những ngày qua, dịch bệnh đã có diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia thống nhất nhận định tình hình ở Đà Nẵng và Quảng Nam đang được kiểm soát, nhưng dự báo trong những ngày tới đây sẽ tiếp tục phát hiện các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng qua xét nghiệm và nhiều khả năng sẽ còn các ca tử vong là những bệnh nhân nặng...
*Về công tác chỉ đạo, điều hành
-Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch chiều 4/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong thời gian tới, một mặt phải tập trung dập dịch nhanh nhất có thể. Mặt khác cũng phải siết chặt lại kỷ cương, “lên dây cót” cả hệ thống, trước hết trong ngành y tế. Mọi rò rỉ, nhất là ở nơi xung yếu, phải được phát hiện ngay và bịt lại. Các cấp chính quyền, ngày y tế phải tập trung vào các khâu, điểm xung yếu.
-Việt Nam quyết tâm không để xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ 2. Không để câu chuyện quay lại giãn cách xã hội trên diện rộng, ở quy mô toàn quốc.
- GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng khẳng định, căn cứ những diễn biến mới về tình hình dịch bệnh Quảng Nam, tới đây Bộ Y tế sẽ tập trung chỉ đạo, hỗ trợ chống dịch cho Quảng Nam như đã làm với Đà Nẵng.
-Bộ Y tế sẽ tiếp tục “tăng quân” vào khu vực này, để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ truy tìm các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng để kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch, nhanh chóng kiểm soát tình hình, giảm thiểu tối đa tử vong.
-Về công tác phòng, chống dịch bệnh trên cả nước: Ban Chỉ đạo và các chuyên gia nhấn mạnh với gần 100 triệu dân, đường biên giới dài hơn 4.000 km nên nguy cơ có dịch luôn thường trực trong cộng đồng. Vì vậy, phải thiết lập trạng thái bình thường mới với từng người dân, gia đình, tổ chức và toàn xã hội.
Theo đó, phải phát hiện thật nhanh, khoanh thật sớm ở quy mô nhỏ nhất có thế. Các cơ sở y tế phải luôn sẵn sàng vì các ca bệnh chỉ dẫn ban đầu đều được phát hiện tại các cơ sở y tế. Người dân phải thực hiện các biện pháp phòng dịch.
*Về công tác điều trị và chi viện cho Đà Nẵng:
- Ngoài các lực lượng y bác sĩ từ các bệnh viện lớn như BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh… các địa phương khác như Hải Phòng, Bình Định cũng cử bác sĩ tăng cường cho miền trung ruột thịt.
-Theo đó, ngành y tế Hải Phòng cử 33 cán bộ y tế gồm 9 Bác sĩ, 24 điều dưỡng là những cán bộ có trình độ kinh nghiệm thuộc 3 chuyên ngành Nội hộ hấp, Hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm của 3 Bệnh viện Việt Tiệp, Kiến An, phụ sản đi chi viện cho Thành phố Đà Nẵng. Hải Phòng hỗ trợ Đà Nẵng và Quảng Nam mỗi địa phương 5 tỷ và 200.000 khẩu trang y tế. Đoàn sẽ lên đường vào ngày 8/8/2020.
Sở Y tế tỉnh Bình Định cử 25 nhân viên y tế để hỗ trợ thành phố Đà Nẵng. Đoàn lên đường ngày 06/8/2020
- Hiện việc lắp đặt Bệnh viện Dã chiến được đặt tại cung thể theo Tiên Sơn, Đà Nẵng với quy mô 700 giường đã cơ bản hoàn thành.
Bệnh viện Dã chiến quy mô 700 giường tại Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành phần lắp đặt
- Việc chuẩn bị mọi phương tiện kỹ thuật, nhân lực để đón các bệnh nhân nặng chuyển sang BV Phổi Đà Nẵng cũng đã được gấp rút khẩn trương và hoàn thiện.
- Bộ Y tế cũng đã hỗ trợ cho Đà Nẵng thành lập đơn vị chạy thận nhân tạo tại TTYT huyện Hoà Vang. Đơn vị này cũng sẵn sàng đón bệnh nhân
*Về công tác điều trị cho các bệnh nhân COVID-19
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị -Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này đã có 378/672 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 56,4% tổng số ca bệnh COVID-19 trong cả nước.
Tính đến sáng ngày 5/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 31 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 253 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19.
Khuyến cáo:
Trước diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, nếu ra ngoài thì thì phải đeo khẩu trang nhất là ở nơi tập trung đông người, hay đi trên các phương tiện giao thông công cộng…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiếp tục thực hiện 6 biện pháp bảo vệ trong phòng, chống dịch COVID-19:
- Vệ sinh tay
- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi
- Không chạm tay lên mặt khi chưa rửa sạch tay
- Hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông người.
- Giữ khoảng cách tối thiểu 1m
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật/bề mặt hay được chạm vào.