Hà Nội

Bản tin dịch COVID-19 trong 24h qua: Quản lý chặt người nhập cảnh

26-09-2020 09:56 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, các chuyên gia cảnh báo 4 nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 ở nước ta. Trong đó, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định nguy cơ lây nhiễm lớn nhất từ đối tượng nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giám sát y tế, vì vậy cần quản lý chặt người nhập cảnh...

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h00 ngày 26/9/2020, theo thống kê của worldometers.info:

*Thế giới: 32.734.678 người mắc; 992.595 người tử vong

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 165/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 1069 ca mắc COVID-19

Trong đó:

- Số ca điều trị khỏi: 999 ca.

- Số ca tử vong: 35 ca

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

378

691

18.000

6.372


1. Tính đến 9h ngày 26/9: Việt Nam có tổng cộng 378 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Từ 18h ngày 25/9 – 6h sáng 26/9: ghi nhận 0 ca mắc mới.

2. Số ca bình phục trong 24h qua: 0 ca.

3. Số ca tử vong tới nay: 35 ca.

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2:  4 ca.

- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 5 ca.

-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 13 ca

5. Số người cách ly: 18.000 người.

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 283 người.

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.586 người.

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú:  6.089 người.

6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 378 ca

7. Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay:  551 ca

8. Nhận xét:

- Đến 9h sáng ngày 26/9,  toàn thế giới 32.734.678 người mắc; 992.595 người tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở  213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện đã có gần 24  triệu người khỏi bệnh.

Hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với  7.233.360 ca nhiễm và hơn 208.279 ca tử vong. Ở châu Á, số ca nhiễm tại Ấn Độ tiếp tục tăng nhanh, đến nay ghi nhận 5.901.576 ca nhiễm, 93.410 ca tử vong.

- Tại Việt Nam, trong 24 ngày qua không ghi nhận thêm ca mắc mới nào ở cộng đồng.  Việt Nam được cộng đồng quốc tế ngợi khen, cách tiếp cận của Việt Nam với đại dịch COVID-19 mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp. Nhiều chuyên gia từ các trường đại học trên thế giới đã nghiên cứu về cách thức Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19. Việt Nam đã sử dụng chiến thuật đơn giản nhưng hiệu quả và đang kiểm soát tốt dịch bệnh, tuy nhiên TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trong thời gian tới Việt Nam có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh, đặc biệt khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 nhận định tình hình trên thế giới cho thấy dịch bệnh ở nhiều nước đã bùng phát trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cách ly xã hội. Công tác phòng, chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông sắp đến, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan. Tâm lý trong xã hội lại bắt đầu xuất hiện có sự chủ quan, lơ là sau khoảng 3 tuần chúng ta không ghi nhận ca nhiễm mới.

*Về công tác chỉ đạo, điều hành

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, các chuyên gia cảnh báo 4 nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 ở nước ta. Đó là đối tượng nhập cảnh trái phép, đối tượng nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm túc quy định cách ly, giám sát y tế; nguồn bệnh lưu hành trong cộng đồng; một số mặt hàng nhập khẩu được sản xuất hoặc vận chuyển qua các nước có dịch bệnh. Trong đó, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định nguy cơ lây nhiễm lớn nhất từ đối tượng nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giám sát y tế.

Thời gian tới, chúng ta vẫn phải tiếp tục ngăn chặn người nhập cảnh trái phép qua biên giới. Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ biên giới, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các đường dây đưa người nhập cảnh trái phép.

Ban Chỉ đạo đặc biệt nhấn mạnh công tác quản lý, giám sát đối tượng nhập cảnh hợp pháp, trong bối cảnh chúng ta mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Y tế khuyến cáo tiếp tục thực hiện các giải pháp như: Chỉ đạo các địa phương xây dựng các phương án tổ chức cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm COVID-19 và cách ly theo dõi sức khỏe phù hợp đối với nhóm đối tượng nhập cảnh khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp 5K: Khẩu trang-khử khuẩn-khoảng cách-không tụ tập-khai báo y tế.

* Về công tác điều trị, xét nghiệm:

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong 24h qua có 8 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có BN867 là bệnh nhân từng tiên lượng nặng, được chuyển đến khoa Điều trị tích cực. Hình ảnh chụp CT phát hiện bệnh nhân tổn thương phổi rõ, nhiều, bệnh nhân đang được thở oxy dòng cao (phương pháp hỗ trợ hô hấp - HFNC). Trước đó, bệnh nhân thường xuyên bị giảm bão hòa oxy (SpO2) khi thở... sau quá trình điều trị tích cực đã khỏi bệnh.

Đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 999 bệnh nhân COVID-19/1.069 ca mắc. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 4 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 5 ca, số ca âm tính lần 3 là 13 ca.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này Việt Nam không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng. Số ca tử vong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng


Thái Bình
Ý kiến của bạn