Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h ngày 7/5/2020:
* Thế giới: 3.818.791 người mắc; 264.811 người tử vong
- 214 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 52.639 số ca tử vong là 1.740.
- Việt Nam đứng thứ 131/214 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.
* Việt Nam: 271 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.
Trong đó:
- Số ca bình phục: 232
- 39 ca bệnh đang được điều trị.
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay | Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng | Số TH đang được cách ly tập trung | Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
131 | 140 | 6.638 | 14.304 |
1. Tổng số ca mắc mới/tổng số ca mắc tích lũy từ 9h ngày 6/5 – 9h ngày 7/5: 0/271.
Từ ngày 16/4 đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng.
2. Số ca bình phục trong ngày: 0
3. Số ca tử vong: 0
4. Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất được cách ly/điều trị
- Hà Nội: 112
- TP Hồ Chí Minh: 56
- Vĩnh Phúc: 19
- Ninh Bình: 13
- Bình Thuận: 9
5. Số ca tiến triển tốt:
-Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 16
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 6
6. Số ca nặng: 03
7. Số người cách ly:
- Tại cơ sở y tế: 169
- Tại khu cách ly tập trung: 6.469
- Tại nhà: 14.304
8. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 131
9. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó:
-34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng
- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng
- 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.
10. Nhận xét
Tính đến nay, Việt Nam đã qua 21 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc đặc trị, các chuyên gia rất lo ngại về khả năng lây nhiễm trở lại. Qua 10 ngày thử nghiệm vaccin phòng COVID-19 trên chuột, các nhà khoa học của Việt Nam bước đầu ghi nhận những kết quả khả quan.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch, các chuyên gia thống nhất cho rằng, có thể cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường (trừ karaoke, vũ trường), vẫn duy trì khoảng cách tó thiểu 1m.
Ngoài ra, bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe buýt, xe lửa…), đây là biện pháp để gỡ bỏ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người… được tổ chức nhưng phải bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch.
Vừa qua, một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, máy móc, thậm chí cực đoan như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, lớp học không được bật điều hoà... Những biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại cho sức khoẻ của các cháu.
Tiếp tục thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu; cách ly bắt buộc 14 ngày với các hình thức phù hợp đối với người nhập cảnh mang hộ chiếu ngoại giao, chuyên gia, thương gia, gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương… Chưa cho nhập cảnh khách du lịch quốc tế. Quản lý chặt chẽ hoạt động đón người Việt Nam từ nước ngoài về.
Ban Chỉ đạo yêu cầu toàn bộ cơ chế liên ngành (quân đội, công an, y tế, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ) không được nơi lỏng. Tiếp tục củng cố tất cả các cơ chế, các công cụ, nhất là các công cụ công nghệ thông tin, để luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng nếu có một ca nhiễm nào đó trong cộng đồng thì lập tức phát hiện được ngay, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Khuyến cáo:
Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Từ 00h00 ngày hôm nay (7/5/2020) dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên xe buýt, xe chở khách, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…. Các cơ quan chức năng yêu cầu hành khách phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo phòng chống COVID-19 như: Đeo khẩu trang đúng cách tại các khu vực công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe...) và trên phương tiện vận tải hành khách trong suốt hành trình; Thực hiện khai báo y tế; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (có ít nhất 60% nồng độ cồn); Kiểm tra thân nhiệt; Hạn chế giao tiếp, ăn uống trên phương tiện vận tải hành khách; Khử khuẩn các bề mặt trên phương tiện vận tải hành khách trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi.
Khuyến nghị của chuyên gia để bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong lớp học bao gồm: Không bắt buộc đeo khẩu trang, phải giữ vệ sinh cá nhân, chịu khó rửa tay nhưng giờ ra chơi thì phải đeo khẩu trang; Tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ; Các phòng học có thể bật điều hoà nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí; Các phụ huynh cũng không nên cho con đi ra nơi công cộng khi không cần thiết.
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Cập nhật số liệu dịch bệnh COVID-19 tại các nước thành viên ASEAN đến 9h ngày 7/5/2020:
STT | Quốc gia | Số ca mắc | Số ca tử vong |
1 | Singapore | 20.198 | 20 |
2 | Indonesia | 12.438 | 895 |
3 | Philippines | 10.004 | 658 |
4 | Malaysia | 6298 | 105 |
5 | Thái Lan | 2989 | 55 |
6 | Việt Nam | 271 | 0 |
7 | Myanmar | 161 | 6 |
8 | Brunei | 139 | 1 |
9 | Campuchia | 122 | 0 |
10 | Lào | 19 | 0 |
Tổng | 52.639 | 1.740 |