Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h ngày 30/4/2020:
* Thế giới: 3.219.242 người mắc; 228.194 người tử vong
- 212 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 43.215 số ca tử vong là 1.517.
- Việt Nam đứng thứ 125/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.
* Việt Nam: 270 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.
Trong đó:
- Số ca bình phục: 219
- 51 ca bệnh đang được điều trị.
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay | Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng | Số TH đang được cách ly tập trung | Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
130 | 140 | 7.016 | 27.820 |
1. Tổng số ca mắc mới/tổng số ca mắc tích lũy từ 9h ngày 29/4 – 9h ngày 30/4: 0/270.
Từ ngày 16/4 đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng.
2. Số ca bình phục trong ngày: 0
3. Số ca tử vong: 0
4. Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất được cách ly/điều trị
- Hà Nội: 112
- TP Hồ Chí Minh: 55
- Vĩnh Phúc: 19
- Ninh Bình: 13
- Bình Thuận: 9
5. Số ca tiến triển tốt:
10 trường hợp âm tính lần 1, trong đó 04 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên
6. Số ca nặng: 03
7. Số người cách ly:
- Tại cơ sở y tế: 316
- Tại khu cách ly tập trung: 6.700
- Tại nhà: 27.820
8. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 130
9. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó:
-34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng
- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng
- 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.
10. Nhận xét
Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống dịch COVID-19.
Từ ngày 16/4 đến nay, đã qua 2 tuần, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, tuy nhiên vẫn có những người mang virus tồn tại trong cộng đồng mà chưa được phát hiện. Trong khi chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc đặc trị, nên các chuyên gia rất lo ngại về khả năng lây nhiễm trở lại, mà bài học từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,... cho thấy làn sóng thứ hai xâm nhập, tồn tại và phát triển trong một cộng đồng không được biết tới cho đến khi bùng phát.
Về công tác điều trị các ca nhiễm COVID-19 nặng, hiện còn có 3 ca bệnh nặng là BN 20; BN 161 và BN 91 - phi công người Anh. Theo tiểu ban điều trị, BN 20 đã nằm viện được 54 ngày và nằm ở khoa Hồi sức tích cực (ICU) được 44 ngày, bệnh nhân đã vượt qua những giai đoạn khó khăn và hiện các biểu hiện lâm sàng đã tốt lên; BN cần tiếp tục tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc hô hấp, tập phục hồi chức năng và cai máy thở. Đối với BN 161, 88 tuổi vừa tai biến vừa cao tuổi, cũng đã có những tiến triển khả quan. Các bác sĩ cũng đang từng bước cai thở máy, xét bỏ máy; chăm sóc hô hấp, kết hợp phục hồi chức năng và bổ sung dinh dưỡng. BN 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, hiện đang trong tình trạng nặng, tiến triển chậm. BN đã được mở nội khí quản, tiếp tục sử dụng ECMO và thở máy.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 từng bước được kiểm soát, một số địa phương đã cho phép tổ chức việc đón khách tham quan, du lịch hoạt động trở lại trên địa bàn phù hợp với tình hình mới. Khi hoạt động trở lại phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Tại Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung quyết định, từ ngày 4/5 khối học sinh THCS, PTTH, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trường nghề sẽ quay lại trường học tập; từ ngày 11/5 học sinh Tiểu học và Mầm non đi học trở lại.
Khuyến cáo:
Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Đối với các bệnh nhân COVID-19 âm tính sau khi ra viện trở về cộng đồng vẫn cần phải tuân thủ các biện pháp cách ly sau điều trị. Trung tâm kiểm soát bệnh tật các địa phương sẽ theo dõi và chịu trách nhiệm xét nghiệm lại cho những người này.
Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các bệnh viện không được chủ quan mà cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Tại các điểm tham quan, du lịch được phép đón khách du lịch trở lại, cơ quan chức năng yêu cầu trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Ngành y tế khuyến cáo trong dịp nghỉ lễ tất cả người dân cần phải đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn, rửa tay xà phòng; giữ khoảng cách, tạo thành thói quen, nếp sống và bắt buộc với tất cả mọi người, từ trường học đến công sở hay ngoài đường.
Các trường học chuẩn bị mọi điều kiện phòng bệnh cần thiết để đón học sinh trở lại trường trong những ngày tới. Lưu ý giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Cập nhật số liệu dịch bệnh COVID-19 tại các nước thành viên ASEAN đến 9h ngày 30/4/2020:
STT | Quốc gia | Số ca mắc | Số ca tử vong |
1 | Singapore | 15641 | 14 |
2 | Indonesia | 9771 | 784 |
3 | Philippines | 8212 | 558 |
4 | Malaysia | 5945 | 100 |
5 | Thái Lan | 2947 | 54 |
6 | Việt Nam | 270 | 0 |
7 | Myanmar | 150 | 6 |
8 | Brunei | 138 | 1 |
9 | Campuchia | 122 | 0 |
10 | Lào | 19 | 0 |
Tổng | 43.215 | 1.517 |