Bản tin dịch COVID-19 trong 24h qua: Đã 30 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng, “tiếp tục quản lý tốt bên trong và khóa chặt từ bên ngoài”

16-05-2020 09:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Hôm nay, Việt Nam bước sang ngày 30 không có ca mắc mới COVID-19 do lây nhiễm trong cộng đồng. 02 ca bệnh mới là hành khách về nước trên các chuyến bay từ Dubai và Nga đều được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có khả năng lây lan ra cộng đồng. Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 ngày hôm qua, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không còn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng. Đây chính là điều kiện để chúng ta thu hút đầu tư phát triển. Tuy nhiên, không được mất cảnh giác khi dịch bệnh còn lây nhiễm ở nhiều nước và chưa có vắc xin, thuốc đặc trị... “tiếp tục quản lý tốt bên trong và khóa chặt từ bên ngoài”


Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h ngày 16/5/2020:

Thế giới: 4.628.356 người mắc;  308.645 người tử vong

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 66.136, số ca tử vong là 2.087.

- Việt Nam đứng thứ 137/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.

Việt Nam314 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Trong đó:

- Số ca bình phục: 260

54 ca bệnh đang được điều trị.

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

174

140

8.492

3.391

 

1. Tổng số ca mắc mới/tổng số ca mắc tích lũy từ 9h ngày 15/5 – 9h ngày 16/5: 02 ca

Từ ngày 16/4 đến nay: Đã sang ngày thứ 30 Việt Nam không có ca lây lan trong cộng đồng.

Tính đến 6h ngày 16/5: Việt Nam có tổng cộng 174 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

2. Số ca bình phục trong ngày: 0

3. Số ca tử vong: 0

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 3 ca.

- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 10 ca.

5. Số ca nặng: 01

6. Số người cách ly: 12.236

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 353

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.492

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 3.391

7. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay174

8. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó:

34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng

- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng

- 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

9. Nhận xét

- Tính đến nay, Việt Nam đã bước vào ngày thứ 30 không phát hiện ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. 260 bệnh nhân đã được chữa khỏi, tương ứng với tỷ lệ khỏi bệnh đạt 83%. Hiện còn 54 bệnh nhân đang điều trị tại 7 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

-  Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/5 nêu rõ, trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đã đạt thành công bước đầu quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đã đề ra. Đến nay, cả nước không còn ca bệnh trong cộng đồng, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh; đồng thời đã tích cực thực hiện các biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy xuất nhập khẩu, từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội...

Tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta “tiếp tục quản lý tốt bên trong và khóa chặt từ bên ngoài” và yêu cầu tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nỗ lực khắc phục khó khăn, đổi mới sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng chống dịch hiệu quả trong điều kiện bình thường mới, bảo đảm sự bình yên cho nhân dân.

Các lực lượng y tế, quân đội, công an, chính quyền các cấp không được chủ quan, lơ là công tác phòng, chống dịch, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, các đô thị lớn, đông dân cư; phải bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, quyết không để dịch bệnh quay trở lại.

- Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng. Các trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, công chức thực hiện công vụ, sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam được tạo điều kiện nhập cảnh nhưng phải thực hiện cách ly phù hợp. Tiếp tục quản lý chặt chẽ người qua lại đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới đường bộ.

- Đến sáng nay, BN91 (nam phi công người Anh) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, 90% phổi đã đông đặc. Bệnh nhân được Hội đồng chuyên môn cùng các chuyên gia thống nhất chỉ định ghép phổi. Hiện các bác sĩ vẫn ưu tiên số 1 là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não.

Tuy nhiên hiện nay, bệnh nhân đang có biểu hiện nhiễm trùng nhiêu tạng. Do đó, các y bác sĩ đang tập trung điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi thực hiện chỉ định ghép phổi

Đến hôm nay, BN91 đã trải qua gần 2 tháng nằm viện (bệnh nhân nhập viện ngày 18/3), hiện đang là bệnh nhân nặng nhất trong số 54 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta. Bệnh nhân tiếp tục thở máy và được mở khí quản ngày thứ 23, sử dụng ECMO ngày thứ 41, lọc máu, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm, bơm rửa màng phổi...

Đến nay đã có gần 50 lời đề nghị được tặng một phần phổi của bản thân để ghép cho BN 91 Những người đăng ký hiến một phần phổi ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ 21 đến 71 tuổi và đến từ nhiều ngành nghề khác nhau; có người là bác sỹ, điều dưỡng, nhà báo, có người là bộ đội

Khuyến cáo:

- Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, mặc dù trong gần 1 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng do mở dần các đường bay quốc tế, chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước, yêu cầu nhập cảnh cho các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật cao từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch nhập cảnh vào Việt Nam.

Đặc biệt, rất khó kiểm soát triệt để được người dân qua lại biên giới đường bộ thông qua đường mòn, lối mở nên luôn thường trực nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây nhiễm cho cộng đồng trong thời gian tới.

- Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19.

- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, dịch bệnh COVID-19 sẽ kéo dài nhiều tháng thậm chí là nhiều năm. Do đó, WHO khuyến nghị, Việt Nam tăng cường hơn các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh dài hạn, như tăng cường giám sát nhóm nguy cơ, thường xuyên rà soát các biện pháp hiện có và đánh giá tình hình mới để có khuyến nghị kịp thời về giao thương...

Cập nhật số liệu dịch bệnh COVID-19 tại các nước thành viên ASEAN đến 9h ngày 16/5/2020:

 

TT

Quốc gia/vùng lãnh thổ

Số ca mắc

Số ca tử vong

1

Singapore

26.891

21

2

Indonesia

16.496

1.076

3

Philippines

12.091

806

4

Malaysia

6.855

112

5

Thái Lan

3.025

56

6

Việt Nam

314

0

7

Myanmar

182

6

8

Brunei

141

1

9

Campuchia

122

0

10

Lào

19

0

 

Tổng

66.136

2.087


Thái Bình
Ý kiến của bạn