Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h00 ngày 8/10/2020, theo thống kê của worldometers.info:
*Thế giới: 36.386.774 người mắc; 1.060.418 người tử vong, 27.407.218 người khỏi bệnh.
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 1099 ca mắc COVID-19
Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 1023 ca.
- Số ca tử vong: 35 ca
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay | Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng | Số TH đang được cách ly tập trung | Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
408 | 691 | 11.825 | 2.425 |
1. Tính đến 9h ngày 8/10: Việt Nam có tổng cộng 408 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Từ 18h ngày 7/10 – 6h sáng 8/10: ghi nhận 1 ca mắc mới.
2. Số ca bình phục trong 24h qua: 0 ca
3. Số ca tử vong tới nay: 35 ca
4. Số ca tiến triển tốt:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 5 ca.
- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 8 ca.
-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 5 ca
5. Số người cách ly: 14.250 người
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 276 người
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.549 người
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.425 người
6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 408 ca
7. Số ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca
8. Nhận xét:
- Đến 9h sáng ngày 8/10, toàn thế giới đã có hơn 36 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 1 triệu người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện có hơn 27 triệu người khỏi bệnh.
Trong vòng 24h qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (78.809 ca), Mỹ (39.706 ca) và Brazil (29.741 ca); trong khi đó Ấn Độ (với 963 ca), Mỹ (744 ca), Brazil (657 ca) và Mexico (với 471 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Dịch bệnh diễn biến cực kỳ lo ngại bởi nó xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, một số quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Như Châu Âu số ca bệnh tăng mạnh trở lại, một số nước thành viên đã áp dụng trở lại các biện pháp giãn cách, quy định bắt buộc đeo khẩu trang.
- Tại Việt Nam, trong 24h qua ghi nhận 1 ca mắc mới, đã có 1023 người được công bố khỏi bệnh. Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã sang ngày thứ 51 Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Tại Việt Nam đã 36 ngày liên tiếp không có ca mắc mới tại cộng đồng. Mặc dù đã cơ bản kiểm soát các ổ dịch, tuy nhiên tại các đô thị lớn, mật độ dân cư cao, nguy cơ lây nhiễm vẫn còn, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là của người dân đối với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người…
*Về công tác chỉ đạo, điều hành
-Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh; xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định. Tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội. Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định.
Tính đến đầu tháng 10, đã có 82 đơn vị được Bộ Y tế cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19. Trong 82 đơn vị, miền Nam chiếm số lượng đông nhất là 37, miền Bắc là 36, miền Trung có 7 đơn vị và Tây Nguyên là 2 đơn vị.
-Tại Kỳ họp trực tuyến lần thứ 71 Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO (RCM-71) về COVID-19 và các vấn đề ưu tiên khác trong khu vực, GS.TS Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đội ngũ WHO tại Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam qua hỗ trợ kỹ thuật ở các lĩnh vực trọng yếu gồm chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp y tế công. Đại dịch sẽ còn tiếp diễn, chúng ta phải “sống chung với COVID-19” và kiểm soát dịch. Việt Nam hy vọng WHO tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật trong đó có kiến thức mới và kết quả khoa học cập nhật về virus, dịch bệnh và công cụ ứng phó. Việt Nam cũng hy vọng WHO sẽ đóng vai trò tại khu vực và toàn cầu trong việc đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19.
* Về công tác điều trị, xét nghiệm:
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.023 /1.099 bệnh nhân COVID-19, nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 5 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 8 ca, số ca âm tính lần 3 là 5 ca.
Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.