Bạn phải dùng thuốc mỗi khi ốm, nhưng đã biết cách uống đúng chưa?

22-12-2023 09:22 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Thuốc dùng qua đường miệng có rất nhiều dạng. Nếu uống thuốc không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ bất lợi do thuốc gây ra…

Cách phổ biến nhất mà chúng ta dùng thuốc là uống thuốc qua đường miệng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn thuốc và dạng thuốc phù hợp, mà chúng ta có thể phải nuốt nguyên viên, nhai hoặc đặt dưới lưỡi để hòa tan...

1. Uống thuốc dạng viên nén và viên nang

Đối với dạng viên nén, viên nang khi uống thuốc cần nuốt nguyên viên thuốc. Không được bẻ, nghiền hoặc nhai bất kỳ viên nang hoặc viên nén nào, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nhiều loại thuốc có tác dụng kéo dài hoặc có lớp phủ đặc biệt và cần phải được nuốt cả viên. Nếu nhai, nghiền trước khi nuốt, sẽ làm hỏng mục đích điều trị của thuốc.

Đối với những trường hợp khó nuốt thuốc viên như trẻ em, người cao tuổi (khó nuốt), bác sĩ sẽ chuyển sang dùng dạng thuốc lỏng hoặc viên thuốc nhỏ hơn, dễ nuốt hơn.

Cũng cần chú ý đến nước để uống các viên thuốc này. Không nên uống thuốc với các nước hoa quả, đặc biệt là nước bưởi, vì có thể gây ra tương tác thuốc (tác dụng phụ) nguy hiểm. Sữa có thể ngăn chặn sự hấp thu của nhiều loại kháng sinh, chẳng hạn như cipro (ciprofloxacin). Do đó, chỉ nên uống thuốc với nước đun sôi để nguội.

photo-1702990490099

Uống thuốc dạng viên nang nên nuốt nguyên viên thuốc cùng nước đun sôi để nguội.

2. Uống thuốc dạng lỏng

Thuốc dạng lỏng rất phù hợp cho trẻ em và người lớn (đặc biệt là người lớn tuổi) không thể nuốt được viên nén hoặc viên nang. Nhiều loại thuốc dạng lỏng, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, được sản xuất dành cho trẻ em và có hương vị để che đi mùi vị của thuốc.

Trước khi dùng thuốc dạng lỏng, cần lắc kỹ chai thuốc, vì một số loại thuốc (hoạt chất) có thể lắng xuống đáy chai thuốc.

Về liều lượng, cần lấy dụng cụ đong theo sản phẩm như thìa, cốc, ống nhỏ thuốc… chuyên dụng để đong thuốc. Nếu không có dụng cụ có thể dùng xilanh (không có kim tiêm) để lấy thuốc. Đảm bảo lấy đúng liều lượng bác sĩ kê đơn.

Uống không đúng liều lượng nếu không đủ liều (sẽ giảm hiểu quả điều trị), nếu quá liều (có thể gây hại).

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi và má

Một số loại thuốc được đặt dưới lưỡi (ngậm dưới lưỡi) hoặc giữa răng và má. Những loại thuốc này được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc miệng và được sử dụng để làm giảm các triệu chứng gần như ngay lập tức.

4. Các dạng thuốc uống khác

Mặc dù hầu hết các loại thuốc uống đều được nuốt, một số thuốc được giải phóng trong miệng bằng cách nhai, tan chậm hoặc tan trên lưỡi. Nhiều loại thuốc này được bán không cần kê đơn.

- Viên nén nhai được: Viên nhai nên được nhai cho đến khi chúng tan hoàn toàn. Ví dụ về viên nhai bao gồm tylenol chewable và nhiều nhãn hiệu vitamin dành cho trẻ em.

- Thuốc nhai kẹo cao su: Thuốc nhai kẹo cao su có thời gian tối thiểu phải nhai để đảm bảo toàn bộ lượng thuốc đã được giải phóng, thường lên tới 30 phút. Ví dụ về kẹo cao su có thuốc bao gồm nicorette gum (nicotine) và aspergum (aspirin).

- Viên ngậm: Viên ngậm có tác dụng tan từ từ trong miệng, giống như kẹo cứng, không nên nuốt ngay. Ví dụ về viên ngậm thuốc bao gồm commit (nicotine) và cepacol (benzocain).

- Thuốc nhai mềm: Thuốc nhai mềm có tác dụng tan chảy trong miệng hoặc cần phải nhai. Ví dụ về các loại thuốc nhai mềm bao gồm rolaids soft chew (canxi cacbonat) và thuốc trị tắc nghẽn ngực triaminic softchews (guaifenesin và pseudoephedrine).

5. Mẹo nuốt thuốc

Nuốt thuốc có thể là một trải nghiệm khó chịu đối với một số người. Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt thuốc nên:

- Chuẩn bị sẵn một chai nước.

- Đặt viên thuốc lên lưỡi và ngậm miệng vào chai nước.

- Nghiêng đầu ra sau, đừng để không khí vào miệng sau đó hút nước vào miệng và nuốt viên thuốc với nước.

Uống thuốc tây với rượu có sao không?Uống thuốc tây với rượu có sao không?

SKĐS – Rất nhiều người uống thuốc tây nhưng vẫn dùng rượu, dù chỉ là một vài chén rượu cùng bạn bè. Vậy uống rượu khi đang dùng thuốc tây có sao không?

Mời độc giả xem thêm video:

Làm gì để giảm huyết áp?


DS. Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn