Bạn nên ngủ trưa bao lâu mỗi ngày để giữ cho bộ não khỏe mạnh?

SKĐS - Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng ngủ trưa thường xuyên có thể ngăn ngừa sự co rút của não khi chúng ta già đi. Vây nên ngủ trưa bao lâu mỗi ngày?

Trong xã hội hiện đại ngày nay, giấc ngủ trưa có vẻ như là một điều xa xỉ đối với nhiều người, nhưng giấc ngủ này lại là điều chúng ta cần để lão hóa khỏe mạnh. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng, một giấc ngủ trưa ngắn có thể ngăn não của chúng ta co lại khi chúng ta già đi.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep Health mới đây, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu tự báo cáo từ 35.080 người tham gia trong độ tuổi từ 40 đến 69 và kiểm tra các biến thể di truyền có liên quan đến việc ngủ trưa thường xuyên.

Dựa trên dữ liệu, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ trưa ban ngày và khối lượng não lớn hơn. Sự khác biệt về thể tích não giữa những người ngủ trưa thường xuyên và những người không ngủ trưa tương đương với 2,6 đến 6,5 năm lão hóa.

Bạn nên ngủ trưa bao lâu mỗi ngày để giữ cho bộ não khỏe mạnh? - Ảnh 1.

Thời gian ngủ trưa tối ưu nên từ 10-40 phút…

1. Thời gian ngủ trưa tối ưu là gì?

Nghiên cứu hiện tại cho thấy, một giấc ngủ ngắn có thể cải thiện chức năng nhận thức và tâm trạng, kỹ năng định hướng, ngôn ngữ và trí nhớ ở những người trên 60 tuổi. Ngủ trưa thường xuyên còn có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa do não co rút tự nhiên. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, nên ngủ trưa từ 10-40 phút sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất.

Với thời gian này, mọi người ít có khả năng bước vào giai đoạn ngủ sâu hoặc trải qua quán tính giấc ngủ (giai đoạn giảm sự tỉnh táo ngay sau khi thức dậy, một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và chán trường mỗi khi thức dậy).

Tuy nhiên, ngủ trưa quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Chợp mắt dài trong ngày cũng giống như ‘ăn bánh trước bữa tối’ vì nó có thể làm giảm cảm giác buồn ngủ cho giờ đi ngủ thực sự của bạn vào ban đêm và dẫn đến chứng mất ngủ.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, buồn ngủ ban ngày quá mức và ngủ trưa hơn 60 phút, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và các vấn đề về tim.

2. Làm thế nào bạn có thể tránh ngủ trưa quá lâu?

Nếu bạn phải vật lộn với việc đi vào giấc ngủ, chợp mắt có thể làm tăng sự lo lắng khi ngủ và khiến bạn lâu tỉnh táo hơn, bạn nên đặt báo thức cho một giấc ngủ ngắn hoặc nhờ một thành viên khác đánh thức. Bạn có thể thử đặt điện thoại hoặc đồng hồ báo thức ở xa mà bạn phải di chuyển để tắt.

Để tránh cảm thấy uể oải sau giấc ngủ ngắn, bạn nên đứng dậy ngay để đánh thức cơ thể thông qua chuyển động hoặc tiếp xúc với ánh sáng. Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng tiêu thụ caffein trước khi ngủ trưa, có thể là biện pháp đối phó tốt nhất với quán tính giấc ngủ.

Tham gia vào các hoạt động thể chất trước và sau khi ngủ trưa cũng có thể giúp thúc đẩy sự tỉnh táo. Đôi khi bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì nhiều lý do, chẳng hạn như căng thẳng hay thiếu dinh dưỡng hơn là thiếu ngủ. Trong trường hợp này, ngủ nhiều hơn những gì cơ thể bạn cần, sẽ chỉ làm chất lượng giấc ngủ của bạn kém đi vào ban đêm.

Một số trường hợp cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày, nên đi bộ xung quanh thay vì ngồi hoặc nằm xuống, sau đó sự mệt mỏi có thể qua đi và giúp họ có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Ngủ trưa giúp cải thiện nhận thức cho người cao tuổiNgủ trưa giúp cải thiện nhận thức cho người cao tuổi

SKĐS - Các nhà khoa học Đại học Johns Hopkins (Mỹ) vừa cho biết: Một giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ có thể giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tư duy ở người cao tuổi.

Mời độc giả xem thêm video:

6 Loại Thực Phẩm Nên Tránh Khi Bị Viêm Khớp | SKĐS



Bảo Lâm
(Theo VWH)
Ý kiến của bạn