'Bản hòa tấu' sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu

16-07-2022 06:31 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Với hàng trăm chi tiết nhỏ được thêu thùa khéo léo, những chiếc áo, mũ của phụ nữ Hà Nhì ở Lai Châu giống như "bản hòa tấu" của sắc màu.

Người Hà Nhì Hoa sống gần gũi với thiên nhiên nên đưa thiên nhiên vào trang phục của dân tộc mình. Màu sắc phổ biến nhất là màu đỏ, hoặc phối màu đỏ với màu trắng với các đường chỉ màu vàng, màu xanh làm cho bộ trang phục giống như những bông hoa rừng.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 1.

Bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Hà Nhì Hoa ở Lai Châu gồm có áo ngắn mặc bên ngoài, áo dài mặc bên trong. Quần thụng bằng vải chàm đen mũ, khăn quấn đầu và túi đeo chéo. Đi kèm với bộ quần áo là các đồ trang sức bằng bạc được may kèm như chiếc yếm có gắn 3 hàng cúc bạc hoặc đồng xu bạc to bằng 2-3 ngón tay đính ở trước ngực.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 2.

Áo được chia ra hai loại là áo dài và áo ngắn. Nếu áo dài tay toàn thân màu chàm, ống tay áo được can vải nhiều màu thì áo ngắn không có tay nhưng phía trước ngực sẽ được đính những hàng cứ khọ, đây là những hạt nhôm lồi được chắp bắt đầu từ cổ áo theo viền nẹp xuống gấu áo. Áo thường ngày của phụ nữ Hà Nhì có thể dài, ngắn với nhiều họa tiết, hoa văn khác nhau, thường có từ 3 màu trở lên và được may hai lớp, có độ dài đến mắt cá chân.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 3.

Khăn đội đầu của phụ nữ Hà Nhì cũng rất cầu kỳ.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 4.

Để làm khăn đội đầu cần chọn một miếng vải hình vuông, một mặt màu đen, một mặt có ba miếng vải 4cm màu xanh, đỏ, vàng kế tiếp nhau, viền quanh miếng vải màu đen.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 5.

Ngoài tác dụng giữ ấm, làm đẹp còn hàm chứa giá trị tâm linh sâu sắc, bởi theo tín ngưỡng dân gian của người Hà Nhì thì hồn trú ngụ trên đầu, ngay từ khi thức dậy là phải đội ngay mũ, khăn, đặc biệt khi trước bàn thờ tổ tiên. Có lẽ vì vậy mà chiếc mũ, khăn của họ cũng có sự cầu kỳ nhất định từ tuổi tác, cách làm, thậm chí là cả cách đội.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 6.

Có thể nói trang phục nữ dân tộc Hà Nhì sặc sỡ và độc đáo nhất là ở phần cổ, viền áo trước ngực có gắn hàng cúc bạc ở ngực trái xuống, xếp thành hình tam giác tạo hình quả đồi quả núi, xếp đều xuống phía dưới.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 7.

Vòng dây đeo có tua rua được làm từ các sợi chỉ màu sặc sỡ, vòng này được đội lên trên khăn vuông đen, khăn vuông có 1 dây.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 8.

Khăn vuông được thêu hình hoa văn tượng trưng của các sự vật gần gũi với cuộc sống của bà con như: cây dương xỉ, hình rằng cưa, răng lược, răng chó và sáu góc khăn đều có chỉ màu làm đường diềm.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 9.

Khi đeo khăn vuông có tua rua phải để hở rộng đằng sau gáy để tôn thêm vẻ đẹp.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 10.

Tiếp theo thiếu nữ Hà Nhì đeo 1 khăn có nhiều tua rua trên cùng, để tua rua thừa ra hai bên đầu, có gắn đồng xu nhôm hoặc bạc, phía sau đuôi gáy có đính bằng hạt cườm.

Bản hòa tấu sắc màu trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì Hoa ở Lai Châu - Ảnh 11.

Với sự tài hoa trong nghệ thuật tạo hình trên trang phục, dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu.

 

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn