Bán hạ Việt Nam gồm những cây Typhonium divaricatum Decne. Cây bán hạ Trung Quốc Pinellia ternata (Thunb.)
Họ Ráy Araceae. Có vị cay hơi nóng, vào kinh Tỳ, Vị, Phế.
Bán hạ có tính năng nổi bật là táo thấp kiện tỳ để tiêu viêm, hòa vị giáng nghịch để cầm nôn, phàm là các chứng ho suyễn do tỳ thấp đàm thịnh và vị bất hòa gây nôn, thì bán hạ là thuốc chính để điều trị.
Trong thực tế Bán hạ còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc với công hiệu đã được ghi nhận.
Bài thuốc có sử dụng bán hạ
Điều trị tắc nghẽn thực quản, môn vị: Bán hạ tươi gọt bỏ vỏ, băm thành dạng hồ, vò viên, mỗi lần 2g. Ngày 2 – 4 lần, đặt dưới lưỡi và nuốt dần, không nên dùng thuốc quá 1 tháng.
Điều trị sốt rét: Bán hạ tươi 6g, giã nhuyễn phết lên tấm gạc, đắp vào rốn 3 – 4 ngày trước lúc lên cơn.
Điều trị nhức răng: Bán hạ tươi 30g, giã nhuyễn, ngâm trong 100ml cồn 90 độ, ngâm 1 ngày thì dùng. Khi dùng, dùng bông chấm thuốc nhét vào lỗ răng sâu.
Điều trị viêm họng mạn tính: Bán hạ chế 5g, giấm ăn 250ml. Bán hạ giã nhuyễn, ngâm trong giấm ăn 24 giờ, đem đun sôi, bỏ bã, thêm cồn (Alcool) 25ml, lắc đều, gạn lọc, chứa trong lọ. Mỗi lần 10ml, pha loãng với nước đun để nguội. Ngày 2 – 3 lần.
Điều trị mất ngủ: Bán hạ chế 12g, gạo tẻ 60g, người tức ngực buồn nôn, lưỡi đỏ rêu vàng thêm la bặc tử 120g. Sắc uống. Ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi sáng, chiều, tối dùng 1 thang.
Điều trị ho do đàm thấp: Bán hạ chế 9g, hoàng kinh tử 15g, gừng tươi 3g, trần bì 6g. Sắc uống. Ngày 1 thang.
Điều trị nôn, hen suyễn, nặng mặt, bụng dưới nôn nao: Bán hạ chế 40g, gừng tươi 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.
Tiểu bán hạ gia phục linh thang: Bán hạ 8g, phục linh 6g, gừng tươi 3g, nước 300ml, sắc còn 100ml. Uống dần trong ngày. Điều trị phụ nữ có thai nôn mửa.
Điều trị ho và nôn mửa khi có thai: Bột bán hạ 80g, bột gừng tươi 50g, nước 3 lít đun sôi bằng lửa nhỏ, chuyển lửa nhỏ sắc còn 1 lít, lọc qua bông và dùng nước cất pha thêm vào cho đủ 1 lít. Mỗi lần dùng 200ml. Ngày 3 lần.
Lưu ý khi dùng bán hạ
Bán hạ phản Ô đầu. Do bán hạ có tính cay nóng mạnh, nên các chứng âm hư ho táo, miệng khát tổn thương tân dịch, huyết chứng, đàm nhiệt… kiêng dùng hoặc dùng thận trọng.
Mời xem thêm nội dung video đang được quan tâm:
Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?