Bạn đã hiểu hết các bệnh viêm loét ở khoang miệng chưa?

12-11-2020 19:30 | Y học 360

SKĐS - Khoang miệng là vị trí trọng yếu của cơ thể, đảm nhiệm công việc tiếp nhận thức ăn, nước và không khí để duy trì sự sống. Nhưng đây cũng là cơ quan dễ bị tổn thương, dẫn đến các bệnh viêm loét.

Các bệnh viêm loét thường gặp ở khoang miệng

Viêm loét miệng hay còn có tên gọi khác là nhiệt miệng, loét áp-tơ (aphthous ulcers, aphtha). Tuy không gây nguy hiểm nhưng các ổ loét này gây đau, nhất là khi ăn uống, nói chuyện, …ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày.

Một số loại bệnh viêm loét khoang miệng phổ biến có thể kể đến:

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nhỏ, nông ở những mô mềm trong miệng. Thông thường, vết nhiệt miệng có màu trắng, đôi khi màu vàng, có viền xung quanh màu đỏ và dạng hình tròn hoặc oval.

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến trong khoang miệng (ảnh minh họa)

Nhiệt lợi là căn bệnh khá phổ biến vùng nướu răng, gây ra các triệu chứng như sưng lợi, đỏ lợi, chảy máu lợi, đặc biệt là khi đánh răng, lợi chuyển sang màu nâu sẫm đỏ, hơi thở có mùi hôi.
Nhiệt lưỡi
là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi. Các vết loét có màu đỏ hoặc trắng, ban đầu chỉ nhỏ như mụn nước nhưng sau đó phát triển và to dần lên. Dấu hiệu của bệnh nhiệt lưỡi là cảm giác đau, xót, rát khi cử động lưỡi. Hơn nữa, người bệnh thường cảm thấy khô miệng, khát nước liên tục, cảm giác khó chịu khi vừa thức dậy…

Viêm loét khoang miệng có thể xảy ra với bất kỳ ai, độ tuổi nào và bất kỳ thời điểm nào. Khoang miệng luôn ẩm ướt, là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật trú ngụ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công vào các tổ chức răng miệng gây bệnh. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác kích hoạt các bệnh lý viêm loét ở khoang miệng như căng thẳng, thiếu vi chất dinh dưỡng, tiền sử gia đình, thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể…

Các bệnh viêm loét ở khoang miệng nguy hiểm thế nào?

Viêm loét khoang miệng là bệnh lý phổ biến và thường có xu hướng tái phát. Mặc dù viêm loét khoang miệng sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng các triệu chứng viêm nhiễm, sưng đỏ gây ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Nhẹ thì gây đau, xót, khó ăn uống kéo dài hàng tuần khiến người bệnh tạm từ bỏ các món ngon yêu thích, những cuộc hẹn với bạn bè, đối tác cũng trở nên gượng gạo. Đây là những yếu tố then chốt khởi phát căng thẳng cho người bệnh, khi tinh thần suy nhược vì các nốt nhiệt kéo dài, tái phát, kém tập trung, giảm hiệu suất làm việc, học tập.

Một hệ lụy khác quan trọng không kém do viêm loét khoang miệng gây ra là rối loạn tiêu hóa, bởi bữa ăn thất thường, thay đổi so với cuộc sống thường nhật.

Những cuộc gặp gỡ sẽ trở nên mất vui nếu chẳng may bạn bị nhiệt miệng (ảnh minh họa)

Nếu việc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và áp xe toàn bộ khoang miệng. Thêm vào đó, người bệnh thường khó ăn uống, dẫn đến tình trạng thiếu chất, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Giải pháp an toàn, hiệu quả giúp nhanh lành viêm loét khoang miệng

Nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, nhiệt lợi gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, thay vì chịu đựng cảm giác đau rát để vết loét tự lành sau một thời gian cần tìm giải pháp để điều trị, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phương pháp điều trị các bệnh viêm loét khoang miệng được chú ý hiện nay là dùng thuốc dạng gel bôi trực tiếp vào vết loét giúp giảm đau nhanh chóng, xoa dịu cảm giác rát do viêm loét khoang miệng gây ra. Vận dụng y học hiện đại cùng y học cổ truyền để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn cho người bệnh. Thuốc điều trị vết loét khoang miệng (nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, nhiệt lợi) có thành phần lidocaine, có tác dụng giảm đau kết hợp dịch chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng kháng viêm, kích thích vết thương mau lành, không gây dị ứng. Nhờ sự kết hợp đặc biệt này và được bào chế dưới dạng gel nên khả năng bám dính tốt, bao bọc vết loét để giảm đau, sát trùng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, để giúp vết loét nhanh lành, cần lưu ý hạn chế các thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu…; hạn chế ăn mặn, nhất là các loại mắm nêm, mắm ruốc, nước mắm và các loại thực phẩm quá ngọt vì chúng sẽ kích thích và khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Đồng thời nên vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm, thường xuyên súc miệng bằng nước muối.

Chiết xuất từ dịch hoa cúc có tác dụng kháng viêm, kích thích lành thương và không gây dị ứng (ảnh minh họa)

Mặc dù nhiệt miệng thường không nguy hiểm và tự hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách, tuy vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu các vết loét khoang miệng có bờ nham nhở, sần sùi, tồn tại kéo dài trên 14 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng như sốt cao, lạnh run, hạch ở cổ hoặc các vị trí khác sưng to, có bóng nước.


Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


Ý kiến của bạn