Hà Nội

Bạn đã hiểu đúng về các loại viêm âm đạo chưa?

06-09-2018 16:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Âm đạo là một cơ quan nằm cận kề với hệ bài tiết nên rất dễ bị viêm nhiễm, chỉ cần một chút bất cẩn trong việc giữ gìn vệ sinh hằng ngày là ngay lập tức chị em phải đối mặt với những nguy hại về sức khỏe.

Viêm âm đạo tuy không phải là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nhất nhưng lại chiếm tỉ lệ cao, nếu không được điều trị bệnh có thể chuyện qua mạn tính hoặc gây biến chứng. Vì vậy chị em chớ coi thường, đừng cho bệnh phụ khoa là bệnh phụ mà không đi khám và điều trị kịp thời.

Các loại viêm âm đạo

Viêm âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau với những triệu chứng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa các triệu chứng sẽ dẫn đến tình trạng chữa mãi không khỏi hoặc gây biến chứng.

Nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, tránh tự mua thuốc sẽ dễ dẫn đến biến chứng, gây khó khăn trong quá trình điều trị sau này (Ảnh minh hoạ)

1. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Loạn khuẩn âm đạo là tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ, gây ra do sự phát triển quá mức của các nhóm vi trùng kỵ khí so với lợi khuẩn dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn thường trú trong âm đạo. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên viêm âm đạo.

Triệu chứng thường gặp là khí hư có màu trắng  hoặc xám và mỏng, có mùi hôi như mùi cá ươn và trở nên nặng hơn sau quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị bệnh  không có biểu hiện ra ngoài mà chỉ được phát hiện ra khi đi khám phụ khoa định kỳ.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể chữa khỏi hoàn toàn, không được xem là bệnh lây truyền theo đường tình dục và thường không ảnh hưởng đến bạn tình.

Khi mang thai, viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn buồng ối, sẩy thai hoặc sanh non, vì thế nên phát hiện sớm khi có thai để được điều trị sớm.

2. Viêm âm đạo do trùng roi

Bệnh do trùng roi Trichomonas vaginalis, ký sinh trùng sống trong bộ phận sinh dục gây nên. Bệnh trùng roi sinh dục lây qua quan hệ tình dục là chủ yếu. Ngoài ra người mẹ mang thai bị trùng roi có thể lây cho trẻ khi sinh qua đường tự nhiên. Tỷ lệ nữ bị bệnh nhiều hơn nam.

Triệu chứng hay gặp là khí hư màu xanh hoặc vàng, thường có mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo và âm hộ, đau và buốt khi đi tiểu, có thể gặp nhiễm trùng tiểu đi kèm. Ngoài ra một số chị em còn có cảm giác khó chịu ở bụng dưới và đau ở âm đạo khi giao hợp – những triệu chứng này có thể tăng lên sau giai đoạn hành kinh. Tuy nhiên cũng có nhiều phụ nữ không thấy có triệu chứng gì. Bệnh có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Để điều trị có hiệu quả, cần đồng thời chữa cho cả bạn tình. Trong trường hợp này các loại thuốc uống thường có hiệu quả hơn thuốc đặt tại chỗ.

3. Viêm âm đạo do Chlamydia

Viêm âm đạo do Chlamydia đa số không có triệu chứng. Một số bạn sẽ thấy mình có các triệu chứng như khí hư bất thường, có mùi lạ, hoặc viêm đường tiểu gây tiểu đau, tiểu ra mủ, đi tiểu nhiều lần. Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện này, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị để tránh nguy cơ viêm nhiễm ống dẫn trứng, gây vô sinh, hiếm muộn. Bệnh lây qua đường tình dục, do đó cần đồng thời chữa trị cho bạn tình..

4. Viêm âm đạo do nấm

Viêm âm đạo do nấm là nguyên nhân phổ biến thứ hai, sau vi khuẩn, gây nên viêm âm đạo. Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ đã từng mắc ít nhất 1 lần trong đời và 45% trong số đó bị tái nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do một loại nấm thuộc họ Candida có thể có sẵn trong âm đạo gây ra. Trong điều kiện bình thường, nấm này không gây bệnh. Nhưng nếu môi trường cân bằng của âm đạo bị phá vỡ, nấm có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng rầm rộ, lấn át các lợi khuẩn và gây nên viêm âm đạo do nấm. Triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa ở vùng kín, dịch tiết âm đạo đặc, đục, có mùi nhẹ hoặc không có mùi, hơi viêm âm hộ. Một số trường hợp còn cảm thấy đau sau khi đi tiểu hoặc trong và sau khi quan hệ tình dục.

Phòng và điều trị bệnh viêm âm đạo

Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ: Chị em nên vệ sinh “vùng kín” hàng ngày, đặc biệt là trước và sau quan hệ tình dục, trong chu kỳ kinh nguyệt. Không nên sử dụng nước xà bông hay chất tẩy rửa mạnh trong vệ sinh vùng kín. Tránh thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn khuẩn âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập lên tử cung và phần phụ.

Tránh mặc trang phục quá chật (nên dùng quần lót bằng vải cotton để vùng kín được thoáng mát, thường xuyên thay quần lót). Sau khi đi đại tiện nên lau chùi từ phía trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.

Canesten – viên đặt âm đạo có chứa Clotrimazole và Acid Lactic, dùng để điều trị viêm âm đạo do nấm. Canesten có kèm dụng cụ đặt thuốc, hai lựa chọn: liều dùng 6 viên và đặc biệt là liều 1 viên, tiện lợi cho chị em bận rộn và hay quên, không tuân thủ được liệu trình điều trị dài ngày.


Ý kiến của bạn