Bạn có biết viêm tai giữa thanh dịch?

28-08-2018 08:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Viêm tai giữa thanh dịch là tình trạng ứ đọng mạn tính dịch nhầy vô khuẩn trong tai giữa. Tai giữa là khoang không khí được bịt kín bằng màng nhĩ và thông với họng qua ống eustachian dẫn qua mũi. Ống eustachian giúp cân bằng áp lực giữa không khí xung quanh ta và tai giữa, và dịch thải. Khi bị bít tắc, dịch không thể thoát ra ngoài và có thể tích tụ bên trong hòm nhĩ.

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa thanh dịch là gì ?

Một số nguyên nhân khiến ống eustachian bị bít tắc, đó là :

Cảm lạnh dẫn đến nghẹt mũi, họng và ống eustachian

Viêm VA mạn tính quá phát hoặc cấp tính

Dị dạng bẩm sinh

ống eustachian chưa phát triển đầy đủ, thường ở trẻ nhỏ.

Trẻ nào cũng có thể bị viêm tai thanh dịch, nhưng nguy cơ cao hơn ở những trẻ:

Bị lạnh hoặc dị ứng

Hít nhiều khói thuốc lá ở nhà

Có tiền sử viêm tai

Hở hàm ếch hoặc bị dị dạng cấu trúc xương mặt

Triệu chứng của viêm tai giữa thanh dịch?

Có thể có nhiều triệu chứng khác nhưng phổ biến nhất là :

Suy giảm thích lực

Chậm phát triển ngôn ngữ

Lưu ý rằng hầu hết các triệu chứng đều rất nhẹ. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và thảo luận với bác sĩ về những việc cần làm cho bé nếu bạn thấy lo lắng.

Chẩn đoán và điều trị?

Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh tình của bé và thực hiện thăm khám để kiểm tra màng nhĩ. Bác sĩ dùng ống soi để nhìn vào bên trong tai và thổi không khí vào trong ống tai để kiểm tra chuyển động của màng nhĩ. Thăm khám không gây cảm giác đau. Bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ nhiễm trùng hoặc giảm thính lực.

Bác sĩ Verdalle ENT của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

Kế hoạch điều trị có thể khác nhau tùy từng trẻ và bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về phương pháp điều trị phù hợp nhất với trường hợp của bé. Hầu hết các trường hợp viêm tai thanh dịch sẽ khỏi trong vòng 6 tuần mà không cần phải điều trị.

Phương pháp điều trị dùng steroid, kháng sinh, thuốc thông mũi hoặc thuốc có thành phần kháng histamine đều không được khuyến cáo sử dụng vì người ta không chắc chắn về tác động lâu dài của phương pháp điều trị này và chúng có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể.

Kỹ thuật autoinflation không chỉ rất hữu ích, mà còn ít nguy cơ và là phương pháp điều trị không phải phẫu thuật, ít tốn kém nhưng hiệu quả.

Ống thông khí

Nếu trẻ bị viêm tai giữa thanh dịch kéo dài hơn 4 tháng, thường xuyên bị viêm tai hoặc suy giảm thính lực ảnh hưởng đến việc học, bác sĩ có thể chỉ định đặt ống thông khí tại màng nhĩ. Phương pháp điều trị này hiện là cách duy nhất để thúc đẩy quá trình hồi phục, ít nhất là trong thời gian đặt ống. Nguyên tắc của phương pháp này là tạo một lỗ thông nhỏ ở màng nhĩ (chèn ống kim loại hoặc ống nhựa nhỏ qua màng nhĩ) và bảo vệ nó bằng cách đặt một ống thông nhỏ, hay gọi là ống hình chữ T, để hút chất lỏng ra ngoài và giảm áp suất trong tai giữa, đưa không khí vào trong tai. Thủ thuật này không gây đau cho trẻ và được thực hiện dưới gây mê toàn thân để trẻ thấy dễ chịu và chỉ cần lưu viện trong ngày. Thường bé có thể về nhà sau 3-4 tiếng. Hầu như là bé có thể nghe lại ngay lập tức sau khi dịch thoát ra hết. Có hai loại ống thường sẽ tự rơi ra ngoài sau 8 đến 18 tháng:

Hầu hết trẻ bị viêm tai thanh dịch đều phục hồi nhanh. Tuy nhiên, tới 20% trẻ dưới 7 tuổi bị viêm tai thanh dịch có thể bị tái phát và cần phải phẫu thuật lại.

Với trẻ được đặt ống thông nhĩ, quan trọng là phải theo dõi đảm bảo tổn thương được hồi phục và tránh để nước vào tai, đặc biệt là nước xà phòng tắm.

Hãy cho bác sĩ nhi hoặc bác sĩ tai mũi họng biết nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về tình trạng của con bạn.

Bác sĩ Dominique Garcia là bác sĩ tai mũi họng và phẫu thuật mặt-cổ đến từ Pháp. Cùng với giáo sư Pierre Verdalle, bác sĩ Dominique Garcia tiếp túc mang đến cho tất cả người bệnh dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay lo lắng về sức khỏe của trẻ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 84-24.35771100, truy cập website : www.hfh.com.vn hoặc qua email : contact@hfh.com.vn. Địa chỉ : 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Hoài Anh
Ý kiến của bạn