Dư luận thế giới hiện vẫn đang nóng bỏng bởi cuộc điều tra vụ sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Với sức mạnh hủy diệt không thương tiếc, vũ khí hóa học được liệt vào vũ khí chiến tranh hủy diệt hàng loạt. Bằng những cuộc họp bàn cương quyết, loại vũ khí này đang dần được chấm dứt. Nhưng nó vẫn len lỏi đâu đó đe dọa nhân loại. Để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi giới thiệu bài viết của BS. Châu Văn Tú.
Vũ khí hóa học là một loại vũ khí chiến tranh trong đó nó không trực tiếp gây sát thương cho lực lượng đối địch. Thay vào đó, chúng giải phóng ra một lượng lớn chất độc hóa học, làm tê liệt hoặc tiêu diệt toàn bộ các sinh thể sống, trong đó có con người.
Một đầu đạn tên lửa mang chất độc thần kinh. |
Vũ khí hóa học, với sức mạnh của nó được xếp vào vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sánh ngang hàng về mức tàn sát với vũ khí sinh học và vũ khí hạt nhân. Đây là các loại vũ khí luôn đe dọa tới sinh mạng sống của con người. Chỉ cần một phản ứng thái quá, có thể phá hủy toàn bộ một quốc gia, một nhóm quốc gia, một châu lục hoặc mang tính toàn cầu.
Cứ độc là khai thác
Tính cho đến nay, số chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh lên tới 15 chất. Chúng là các chất khác nhau, được phân chia khác nhau. Có nhiều cách phân chia như sau:
Cách thứ nhất, phân chia dựa theo khả năng gây mất sức chiến đấu. Trong đó, người ta chia vũ khí hóa học làm mất sức chiến đấu tạm thời và vũ khí hóa học đầu độc.
Cách thứ hai, phân chia theo cấu trúc hóa học của chất độc hóa học. Người ta chia thành vũ khí có chứa chất độc phospho hữu cơ, chất độc CS, chất độc cyanua, clo, chất độc dòng G, chất độc dòng V...
Ngoài ra, vũ khí hóa học còn được phân chia theo dạng thức tổn thương là cách phân chia khá cơ bản. Đây là cách phân chia của y học quân sự. Vì nó liên quan trực tiếp đến nhận diện chất độc đó là gì, có chất kháng độc là gì nhằm cứu sống nạn nhân. Khi đó người ta chia ra vũ khí hóa học gây cười, gây cay mắt, gây độc thần kinh (tabun, sarin, soman, cyclosarin, VX), độc hô hấp (phosgen, diphosgen), độc máu (clorua cyanit, hydrua cyanit), phỏng rộp da (phosgen, lơ-vi-sit, Y perit, nitơ mù tạt)...
Chứng tích hủy diệt loài người
Lịch sử đã chứng kiến hàng loạt vụ thảm sát bằng vũ khí hóa học. Tất cả chúng đều là các vụ thảm sát hủy diệt lớn. Những cái chết thương tâm.
Nhân dân của nước Bỉ chắc hẳn không thể nào quên được trận tấn công đầy đau thương diễn ra vào tháng 4/1915. Đây là cuộc tấn công của phát xít Đức tấn công vào Bỉ tại thành phố Ypres. Cuộc tấn công này là cuộc tấn công quy mô lớn đầu tiên được tiến hành bằng vũ khí hóa học có mang hơi clo. Bằng việc sử dụng khí clo tấn công vào Bỉ trong thế chiến thứ hai, phát xít Đức đã giành thắng lợi hoàn toàn và giành lại thế chủ động trên chiến trường. Nhưng đánh đổi với cái đó là hàng ngàn sinh mạng bị hy sinh vô tội. Với con số 90.000 người chết và trên 1 triệu người bị thương tật, cuộc tấn công vào Bỉ bằng clo đã làm hoảng loạn lịch sử của quốc gia châu Âu.
Gần đây hơn, cuộc tấn công kinh hoàng năm 1988 sẽ không thể nào quên được với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Cuộc tấn công xảy ra ở miền Bắc Iraq. Nó được mang tên là cuộc thảm sát ngàn người. Hàng ngàn người đã phải nằm xuống. Dã man hơn, các nhà độc tài chiến tranh không chỉ sử dụng một mà nhiều loại chất độc hóa học khác nhau bao gồm: khí mù tạt, chất độc thần kinh sarin, tabun, VX và có thể có chất độc toàn thân cyanua. Cuộc chiến diễn ra tại thành phố Halabja của Iraq và đó là một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực tại quốc gia gắn với giếng dầu này. Kết quả, có khoảng 5.000 người chết và rớt nước mắt vì 75% là phụ nữ và trẻ em.
Chiến tranh, mục tiêu của nó là thảm sát lẫn nhau để giành chiến thắng cho các bên tham chiến. Nhưng các hiệp ước nhân đạo đã nói rõ, chiến tranh chỉ được phép tấn công và tiêu diệt vào các lực lượng quân sự đối đầu. Hay nói một cách khác, nó không được phép tiến công vào thường dân vô tội. Nhưng tiếc thay, vũ khí hóa học sử dụng lại không phân biệt được đâu mới là đối tượng tác chiến. Vì thế, hàng nghìn người dân, trong đó có cả người già, trẻ em, phụ nữ, những cá thể không có khả năng chống đỡ trên thế giới đã phải bỏ mạng và nằm xuống vì những cuộc chiến đẫm máu. Đó là các cuộc chiến thực sự phi nghĩa.
Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hóa học đã được thực thi thông qua năm 1993 trên toàn thế giới. Nhưng dường như người ta cố tình bỏ qua quyền sống của con người. Vì thế gần đây, trong những ngày tháng 8 này, tại quốc gia Syria bé nhỏ, sự hiện diện của một loại vũ khí được cho là vũ khí hóa học làm 1.300 người thiệt mạng tại phía Đông thành phố Damascus của Syria đã dấy lên sự lo ngại của cộng đồng thế giới. Những người yêu chuộng hòa bình thế giới đang lo sợ về một viễn cảnh màu xám nhuốm màu đỏ của máu và màu xám của chiến tranh tàn sát mang tên vũ khí hóa học.
(Theo Organization For The Prohibition of Chemical Weapons)
BS. Châu Văn Tú