Cổ nhân cho rằng, tăng huyết áp là chứng thương thực, hạ hư có ý nói là bệnh thận âm ở dưới hư suy, can dương ở trên vượng thịnh, gây mất cân bằng âm dương mà sinh bệnh. Đông y không có bệnh danh tăng huyết áp mà quy các chứng trạng thường gặp trong bệnh tăng huyết áp như nhức đầu, hoa mắt chóng mặt… thuộc chứng "huyễn vựng".
Huyệt cơ bản gồm: Huyết áp điểm, nội quan, thái xung...
1. Vị trí huyệt
1.1 Huyết áp điểm
Huyệt này có vị trí nằm trên gai đốt sống cổ thứ 6 ngang ra mỗi bên hai thốn (tương đương 3,6–3,8 cm ở người lớn). Khi xác định người bệnh cần ngồi cúi đầu, chỗ gồ cao nhất ở gáy chính là gai đốt sống cổ thứ 7, bạn chỉ cần xác định lùi lên trên một đốt sống nữa chính là đốt sống cổ 6.
Huyệt vị này có tác dụng điều hòa huyết áp nên thường được dùng để chữa các bệnh tăng huyết áp và hạ huyết áp.
Vị trí huyệt nội quan.
1.2 Huyệt nội quan
Nội quan là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm tâm bảo lạc, có vị trí nằm ở mặt trước cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn (tức là bằng 1/6 khoảng cách từ lằn chỉ cổ tay đến nếp gấp khủy tay).
Theo y học hiện đại, bấm huyệt nội quan có tác dụng điều hòa thần kinh thực vật, an thần, điều hòa nhịp tim và huyết áp nên thường được áp dụng chữa các bệnh tăng huyết áp và hạ huyết áp.
Theo y học cổ truyền phương Đông: Huyệt nội quan có tác dụng hành khí tán uất, khoan hung (thư thái lồng ngực). Nếu kết hợp với tam âm giao còn có thể tư âm dưỡng huyết, giao tế thủy hỏa, quân bình âm dương.
1.3 Huyệt thái xung
Thái xung là huyệt thuộc kinh túc quyết âm can, có vị trí nằm ở kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ 2, cách kẽ ngón chân dịch thẳng lên mu chân khoảng 3 - 4cm ở người lớn. Khi bấm huyệt này, dùng đầu ngón tay cái miết từ kế ngón chân lên trên, khi ngón tay mắc lại do vướng vào kẽ của hai xương bàn chân thì đấy chính là huyệt.
Bấm huyệt thái xung nhằm mục đích bình can, giáng khí, thường được dùng để chữa các bệnh nhức đầu, tăng huyết áp, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt...
Vị trí huyệt thái xung.
1.4 Vùng kết hợp
Vùng kết hợp là vùng có giới hạn dọc theo 2 bên cột sống cổ phía sau gáy. Khu vực này có nhiều huyệt vị khác nhau và khi xoa bấm các huyệt vị này có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa lại thần kinh thực vật và huyết áp.
2. Thủ pháp bấm huyệt
Bạn có thể tự bấm huyệt cho chính mình bằng cách dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt vị nói trên, mỗi huyệt day bấm 1-3 phút, nên bấm huyệt cả hai bên. Ngày bấm 1-2 lần. Nên bấm huyệt thường xuyên hàng ngày nếu huyết áp của bạn ở mức độ cao.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trước khi bấm huyệt người bệnh nên ngồi tĩnh tâm thư giãn, hít thở nhẹ nhàng trong vài phút. Người bệnh cần tập trung ý tưởng vào việc điều hòa huyết áp. Có thể tâm niệm trong suy nghĩ rằng "khi ta bấm huyệt huyết áp của ta sẽ hạ xuống!". Nên ngồi ở tư thế thoải mái để làm các thủ pháp bấm huyệt nói trên.
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt, nên coi bấm huyệt như một phương pháp phối hợp điều trị với dùng thuốc. Bạn vẫn có thể bấm huyệt khi huyết áp của bạn rất cao. Nên học cách bấm huyệt để có thể áp dụng khi huyết áp lên cao mà không gần thầy thuốc và xa các cơ sở y tế.
Mời bạn xem thêm video:
Trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ Y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới đây