Dầu cây chè trị mụn trứng cá
Là một nhiễm trùng da phổ biến thường xuất hiện khi bước vào tuổi dậy thì, mụn trứng cá có thể khắc phục được một cách tự nhiên bằng dầu cây chè. Dầu cây chè cho thấy đã cải thiện đáng kể số lượng mụn trứng cá sau 3 tháng sử dụng. Nó cũng có ít tác dụng phụ như kích thích, cảm giác nóng rát, khô và ngứa da, do có đặc tính chống viêm. Loại dầu này nên bôi tại chỗ và không được uống vì có thể gây ngộ độc.
Tỏi trị các nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
Đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút của tỏi đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hàng loạt nhiễm trùng da do vi khuẩn và do nấm như nhiễm nấm móng,... Tỏi chứa ajoene - một hóa chất ức chế hoạt động kháng nấm. Bạn cũng nên tìm loại hóa chất này khi mua thuốc mỡ để trị nhiễm nấm. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc nuôi con bú, cần tránh ăn tỏi vì nó được coi là không an toàn. Bạn có thể bôi nước ép tỏi nghiền nát lên các vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày và rửa sạch sau 30 phút.
Cỏ cari trị viêm da
Cỏ cari chứa chất nhầy, là chất khi bôi tại chỗ có tác dụng giống như chất làm dịu và mềm da. Chất nhầy này nhanh chóng nở thành một khối dính khi thêm nước, giảm tình trạng da khô và viêm da. Vì vậy, bôi bột methi (cari) trộn với nước lên da là một cách tự nhiên để chữa viêm da.
Lô hội trị bỏng và vết thương
Từ nhiều thế kỷ, lô hội đã được sử dụng để điều trị vết thương và bỏng. Nó làm giảm ngứa và cảm giác bỏng rát và cũng hỗ trợ trị các vết loét chân mạn tính và tê cóng. Axít salicylic có trong lô hội đóng vai trò là chất giảm đau và chống viêm bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng khi bôi trực tiếp, vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng.
Lá cải bắp trị vảy nến
Khi được sử dụng để hạn chế viêm da, lá cải bắp giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Nó chứa lượng sulphur cao làm giảm kích ứng và viêm da ở bệnh nhân vảy nến. Tự chế thuốc đắp bằng cách rửa lá cải bắp, nghiền nát và làm ấm. Đắp lên da để giảm kích thích và ngứa da.