Hà Nội

Bài thuốc trị viêm thanh quản

SKĐS - Trong những ngày trời rét đậm, gió mùa Đông Bắc, người già và trẻ nhỏ hoặc những người hay phải nói nhiều do nghề nghiệp thường dễ mắc viêm thanh quản. Bài viết giới thiệu một số bài thuốc chữa trị viêm thanh quản tùy thể bệnh.

Viêm thanh quản cấp dễ xuất hiện vào mùa nào?Viêm thanh quản cấp dễ xuất hiện vào mùa nào?

SKĐS - Viêm thanh quản cấp xảy ra quanh năm, nhưng mùa mưa, ẩm ướt, lạnh, rét, bệnh dễ xuất hiện hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Tuy vậy, bệnh có thể phòng ngừa được.

Trong những ngày trời rét đậm, gió mùa Đông Bắc, người già và trẻ nhỏ hoặc những người hay phải nói nhiều do nghề nghiệp thường dễ mắc viêm thanh quản. 

Thông thường viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi - xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh. Nguyên nhân là do khả năng đề kháng yếu kém, cảm nhiễm phong hàn từ đó sinh bệnh. 

Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tùy thể bệnh:

Viêm thanh quản do phong hàn

Người bệnh ho nhiều, mắc đờm, đau hầu họng, tiếng nói thay đổi âm sắc, tịt mũi khó thở. Dùng 1 trong các bài sau:

Bài 1: hoàng kỳ 12g, cát căn 16g, tía tô 16g, kinh giới 16g, cây ngũ sắc 16g, lá xương sông 16g, tục đoạn 16g, quế lâm 6g, thiên niên kiện 10g, bạch chỉ 10g, cam thảo 12g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Bài 2: cát cánh 16g, huyền sâm 12g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, ngũ vị 10g, mơ muối 10g, thiên niên kiện 10g, ba kích 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 10g, rễ xương xông 16g, cam thảo 12g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Tía tô, một vị thuốc trong bài thuốc trị viêm thanh quản

Tía tô, một vị thuốc trong bài thuốc trị viêm thanh quản

Viêm thanh quản do phong nhiệt

Người bệnh ho khan, đờm dính, khô họng, khô niêm mạc, khàn tiếng hoặc mất tiếng, đi tiểu ít, nước tiểu đỏ, phân thường táo. Hơi thở nóng, cơ thể mệt mỏi... Dùng một trong các bài sau:

- Bài 1: bồ công anh 16g, mạch môn 16g, khởi tử 12g, cát căn 16g, thạch hộc 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, rau má 20g, ngũ vị 10g, thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 20g, tang diệp 16g, cam thảo 12g, mạch môn 16g, sơn thù 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

- Bài 2: rau tần dày lá 16g, cát cánh 12g, hoàng kỳ 10g, xa tiền thảo 20g, ngân hoa 10g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cúc hoa 10g, huyền sâm 12g, xạ can 10g, cam thảo 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh

  • Bài 1: lấy 2 - 3 quả khế rửa sạch, thái lát bỏ vào cái ca. Lấy 2 - 3 thìa đường rải lên trên, đậy nắp. Sau 3 - 4 tiếng đồng hồ dưới đáy ca đã có một lớp nước được tạo thành. Rót nước này uống dần từng ít một. Bài này đơn giản, dễ làm và cho kết quả khá tốt.
  • Bài 2: đậu đen 12g sao cho bốc khói. Cho vào chai thủy tinh, rót rượu vào cho ngập thuốc, đậy nắp cho kín. Sau 7 ngày có thể dùng được (để lâu hơn càng tốt). Rót rượu thuốc uống dần ít một. Công dụng: trừ phong, chống viêm, lợi thanh khiếu. Dùng cho những trường hợp viêm hầu họng, viêm thanh quản, khàn, mất tiếng, đau họng, khó nuốt.

Kỹ năng cứu đuối nước an toàn từ trên bờ mùa mưa bão


Lương y Trịnh Văn Sỹ
Ý kiến của bạn