Bài thuốc trị viêm mũi xoang dị ứng

SKĐS - Thời tiết chuyển mùa, kèm theo ô nhiễm không khí khiến cho nhiều người mắc bệnh viêm mũi xoang dị ứng.

Triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng

Theo y học cổ truyền, chứng viêm mũi xoang chủ yếu nguyên nhân do tạng phế và vệ biểu kém gây nên, vì vậy khi điều trị cần tập trung vào kinh dương minh và kinh thái dương.

Thời tiết khí hậu miền Bắc bốn mùa thay đổi xuân hạ thu đông. Không chỉ vậy, trong một ngày thời khí thay đổi liên tục, điều này dẫn đến nhiều người bị viêm mũi xoang dị ứng. Kèm theo đó là môi trường ô nhiễm khói bụi nhiều dẫn đến viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm mũi xoang.

Bài thuốc trị viêm mũi xoang dị ứng - Ảnh 1.

Vị thuốc tân di trị viêm mũi xoang dị ứng.

Triệu chứng thường gặp của viêm mũi xoang: Thoát dịch màu vàng hoặc hơi xanh, từ mũi hoặc xuống phía sau cổ họng. Tắc nghẽn mũi, gây khó thở bằng mũi. Nhiều bệnh nhân phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng. Đau, sưng quanh mắt, má, gốc mũi, trán vùng cung lông mày. Giảm cảm giác mùi vị, bệnh nặng lâu ngày có thể mất khứu giác. Hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mũi nhiều vào buổi sáng, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết. Hơi thở hôi, miệng hôi thối …

Bài thuốc trị viêm mũi xoang dị ứng - Ảnh 2.

Thổ phục linh.

Thành phần bài thuốc

Bài thuốc gồm: Tân di 10g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa 15g, bạch chỉ nam 10g, gai bồ kết 15g, cây cứt lợn 30g, thăng ma 8g, tỳ giải 12g, bạch đồng nam 15g, cỏ mần trầu 20g, cam thảo đất 15g, trần bì 15g, sa sâm 15g, cát căn 12g cam thảo 5g, tô mộc 15g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, đổ 1 lít nước đun cạn còn 300ml, chia 2 lần, uống sáng, chiều.

Với các bệnh nhân bị lâu ngày có hơi thở hôi thối nên nhỏ thêm nước muối sinh lý hoặc nước sắc đặc lá trầu không vào mũi hằng ngày.

Bài thuốc trị viêm mũi xoang dị ứng - Ảnh 3.

Ké đầu ngựa.

Bài thuốc điều trị viêm mũi xoang lâu ngày, hay gây đau đầu, nhức vùng trán và cung lông mày, kèm hắt hơi sổ mũi buổi sáng sớm hay thay đổi thời tiết.

Tân di vị cay, tính ôn; vào kinh phế và vị. Tân di có tác dụng khu phong giải biểu, thông khiếu chỉ thống. Dùng cho các trường hợp đau đầu, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau răng, viêm xoang mũi má cấp hoặc mạn tính...

Hoa cứt lợn có tính mát, vị hơi đắng và cay, mùi hôi, có thể chữa trị các bệnh như eczema, chứng yết hầu sưng đau… đồng thời làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm xoang.

Đặc biệt các bệnh nhân viêm mũi xoang dị ứng lâu ngày dịch tiết chảy xuống thành họng rồi xuống dạ dày gây viêm dạ dày. Nên dùng thêm các thuốc về dạ dày.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI – Đồng hành dinh dưỡng cùng con trong mùa dịch


ThS.BS. Nguyễn Quang Dương
Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Ý kiến của bạn